TIN TRONG NƯỚC

Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, xây dựng chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030
19/03/2021 | 15:12  | View count: 53404

Chiều ngày 18/3/2021, tại Hà Nội, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, xây dựng chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Tại đầu cầu Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ; Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) CCHC của Chính phủ chủ trì Hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và đơn vị liên quan ở Trung ương.

Tại điểm cầu tỉnh Đắk Nông, đ/c Lê Trọng Yên – TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Quy, Phó Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì. Tham dự có lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan ở tỉnh và lãnh đạo các huyện, thành phố.
Toàn cảnh điểm cầu tại tỉnh Đắk Nông.
 
Theo báo cáo tại Hội nghị, quá trình thực hiện CCHC thời gian qua gắn với triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước ta. Qua 10 năm, Ban Chỉ đạo đã đề ra các chương trình, kế hoạch CCHC mang tính đồng bộ, toàn diện và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng triển khai một cách mạnh mẽ, thiết thực theo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi thông thoáng cho phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân. Từ năm 2012 đến nay bộ đã ban hành hơn 8.600 văn bản, địa phương đã ban hành khoảng 385.826 văn bản QPPL. Các chỉ số đo lường, đánh giá kết quả, tác động của CCHC được ban hành, triển khai thực hiện. BCĐ các cấp tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ CCHC tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động, kỷ luật, kỷ cương.
Công tác phổ biến, quán triệt và công tác thông tin, tuyên truyền CCHC đã được triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. các Bộ Ngành đạt 2.800 đợt, tổ chức 391 lớp tập huấn chuyên đề cải cách hành chính và địa phương đạt 4.100 đợt, tổ chức 1.580 lớp tập huấn chuyên đề, phát hành hơn 35.800 bản tin chuyên đề CCHC trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình. Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và tăng cường ứng dụng CNTT tạo sự chuyển biến rõ nét. cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1000 TTHC, 3893/6191 điều kiện kinh doanh; 6.776/9.926 danh mục hàng hóa; tổng chi phí xã hội tiết kiệm được hơn 18 triệu ngày công/năm tương đương 6.300 tỷ đồng/năm. Triển khai hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch tai các địa phương và thực hiện cấp số định danh cá nhân cho hơn 1.391.018 trường hợp khai sinh năm 2019 tại 680 phòng tư pháp cấp huyện và 10.696 UBND cấp xã. Việc cải cách tổ chức bộ máy nhà nước được sắp xếp. kiện toàn, từng đợt tăng giảm ở các cấp được thực hiện có hiệu quả, đạt được những kết quả quan trọng, giảm 11% so với năm 2015, đạt được mục tiên của Nghị quyết. Đến nay các bộ, cơ quan ngang bộ giảm 12 vụ, 10.284 biên chế công chức; cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh giảm 05 tổ chức, 973 tổ chức cấp phòng; 137 tổ chức cấp Chi cục; 1179 tổ chức cấp phòng; 294 tổ chức cấp cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. giảm 557 đơn vị và tiến hành sắp xếp đối với 1.047 đơn vị cấp xã và giảm 13.612 biên chế công chức các địa phương.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, điều hành đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa CCHC với xây dựng Chính Phủ điện tử và kiểm soát thủ tục hành chính. Việc công bố Chỉ số CCHC đã trở thành công cụ tốt trong quản lý CCHC và chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính hàng năm (SIPAS) đã trở thành thước đo, đánh giá khách quan, chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ công nhân viên chức.
Bên cạnh những thành tựu còn có những hạn chế cần khắc phục, như: Tình trạng nợ đọng có xu hướng giảm nhưng không bền vững, tính liên thông chưa cao; tổ chức bộ máy còn cồng kềnh; Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với ĐVSNCL còn chậm; Nhân rộng mô hình, sáng kiến, cách làm hay về CCHC còn hạn chế.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận Hội nghị.
 
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đánh giá cao sự phối hợp giữa Chính phủ, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương và những kết quả đã đạt được trong thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị từ Trung ương đến địa phương khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng CCHC nhằm phục vụ tốt hơn người dân, tổ chức, doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm để đưa công tác CCHC đi vào hiệu quả.Các bộ, ngành và các địa phương tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính trên các lĩnh vực, không để nợ đọng văn bản; đẩy mạnh cắt giảm thời hạn giải quyết, đơn giản hoá các TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng đề nghị xây dựng chương trình CCHC Nhà nước giai đoạn 2021-2030 một cách toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả...
AD