Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Thế giới ghi nhận gần 173 triệu ca nhiễm COVID-19
Ngày đăng 04/06/2021 | 10:28  | View count: 9715

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 4/6/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 172.803.731 ca nhiễm COVID-19, trong đó 3.714.392 ca tử vong và 155.523.205 ca bình phục.

 
 Singapore ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao nhất kể từ ngày 16/5.
(Ảnh: Economic Times)

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 386.837 ca mắc và 8.305 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 34.167.875 ca nhiễm COVID-19, trong đó 611.496 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (131.371 ca); Brazil (83.391 ca); Mỹ (12.772 ca); Iran (9.657 ca); Nga (8.933 ca); Pháp (8.161 ca)… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Ấn Độ (2.706 ca); Brazil (1.682 ca); Mỹ (478 ca); Nga (393 ca)…

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 46.768.530 ca mắc COVID-19, trong đó 1.075.854 ca tử vong. Hết ngày 3/6, châu lục này ghi nhận đã có thêm 49.019 ca nhiễm mới và 1.204 ca tử vong vì COVID-19. Pháp hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Tính đến nay, nước này ghi nhận đã có 5.694.076 ca mắc COVID-19 và 109.857 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 3/6, Pháp có thêm 8.161 ca nhiễm mới và 71 ca tử vong mới vì dịch bệnh.

Châu Á hiện đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 51.903.817 ca nhiễm và 699.076 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 210. 042ca mắc và 4.100 trường hợp tử vong mới.  Riêng tại châu Á, có 48.228.504 ca được điều trị khỏi; 2.976.237 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 29.256 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 3/6, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 131.371 ca mắc mới và 2.706 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 28.572.359 ca và 340.719 ca.

Tại ASEAN, trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 25.932 ca mắc mới và 537 ca tử vong vì COVID-19. Tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 4.105.698 người mắc COVID-19, trong đó 80.255 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Malaysia và Myanmar.

Indonesia hiện vẫn là ổ dịch nghiêm trọng nhất khu vực ASEAN. Ngày 3/6, quốc gia này ghi nhận có thêm 5.353 ca nhiễm mới, trong đó 187 ca tử vong vì COVID-19. Tính đến nay, nước này đã có 1.837.126 ca nhiễm và 51.095 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tạ Malaysia, tình hình dịch COVID-19 vẫn vô cùng đáng quan ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng nhất khu vực, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới tăng nhanh mấy ngày qua. Ngày 3/6, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao nhất khu vực, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 103 trường hợp tử vong. Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định ra lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm kiểm soát đà lây lan của dịch bệnh.

Singapore ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao nhất kể từ ngày 16/5 với 45 ca mắc mới trong 24 giờ qua, trong đó có 35 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca bệnh tại Singapore hiện nay là 62.145 ca, trong đó có 33 ca tử vong. 

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 21.364 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 39.893.570 ca, tổng số người tử vong là 900.643 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 32.798.368 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 2.423.928 ca nhiễm và 228.146 ca tử vong.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 29.247.308 ca nhiễm; 905.765 ca tử vong và 26.391.979 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận thêm 94.829 ca nhiễm và 1.988 ca tử vong vì dịch bệnh. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 16.803.472 ca nhiễm, trong đó 469.388 ca tử vong.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 4.920.762 ca mắc COVID-19, trong đó 131.787 ca tử vong. Trong đó, những nước chịu tác động mạnh nhất về số ca nhiễm tại châu lục này gồm, Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ethiopia và Ai Cập. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.680.373 trường hợp, trong đó 56.765 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia, Papua New Guinea, New Zealand và Fiji là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 7 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 30.137 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 910 trường hợp tử vong vì COVID-19. French Polynesia, Papua New Guinea, New Zealand và Fiji lần lượt là các quốc gia xếp sau Australia về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID tại châu lục.

Liên quan đến tình hình vaccine COVID-19, ngày 3/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố chi tiết về kế hoạch chia sẻ 25 triệu liều đầu tiên trong 80 triệu liều vaccine phòng COVID-19 mà ông đã công bố trước đó cho các quốc gia khác trên thế giới.

Trong một tuyên bố, Tổng thống Mỹ nêu rõ, Mỹ sẽ đóng góp gần 19 triệu liều vaccine thông qua cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX. Trong đó, khoảng 6 triệu liều vaccine sẽ dành cho khu vực Mỹ Latinh và Caribbe, khoảng 7 triệu cho khu vực Nam Á và Đông Nam Á và gần 5 triệu cho châu Phi. Ngoài ra, khoảng hơn 6 triệu liều sẽ được chia sẻ trực tiếp cho những nước gồm Canada, Mexico, Ấn Độ và Hàn Quốc./.

Theo dangcongsan.vn