CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT NÚI LỬA KRÔNG NÔ

Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022 -2025, định hướng đến năm 2030
Ngày đăng 21/06/2022 | 16:25  | View count: 1467

Ngày 20/6/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch số 58/ KH-SGDĐT về Chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022 -2025, định hướng đến năm 2030

Với mục tiêu là thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ trong tổ chức dạy học, quản lý các hoạt động giáo dục và quản trị nhà trường, góp phần tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục quốc dân, hình thành nền tảng số cho xã hội học tập, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng tốt với chi phí thấp cho mọi người dân.

Yêu cầu mục tiêu cơ bản đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030:

Tăng cường ứng  dụng  công  nghệ thông  tin  (CNTT)  và  chuyển đổi  số góp  phần đổi  mới phương pháp dạy  học,  quản  lý  giáo  dục; tác động  tích  cực, toàn diện tới phương thức hoạt động,  chất lượng,  hiệu  quả và công bằng trong giáo dục đào tạo.

Người học và người dân là trung tâm của quá trình chuyển đổi số giáo dục; lợi ích mang lại đối với người học và người dân là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ thành công của chuyển đổi số.

Chuyển đổi số ngành giáo dục cần có sự thay đổi nhận thức mạnh mẽ, sự chỉ đạo  quyết  liệt  của  các  cấp  quản  lý,  sự chủ động,  tích  cực  của các cơ sở giáo dục và sự ủng hộ, tham gia của mỗi người học, mỗi nhà giáo và toàn xã hội; ngành GDĐT là ngành  chủ chốt  triển  khai  hoạt động  giáo  dục, đào tạo  nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số.

Chuyển đổi số ngành giáo dục phải được thiết kế đồng bộ, bao quát, có hệ thống  trong  tổng  thể chương trình chuyển đổi  số quốc gia; được  triển  khai từng bước có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao trong từng giai đoạn.

Mục tiêu đến 2025:

a) Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường  số trở thành hoạt động  giáo  dục  thiết  yếu, hàng ngày đối  với  mỗi nhà giáo, mỗi người học.

- 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

- Về tiếp cận giáo dục trực tuyến: 50% học sinh và mỗi nhà giáo có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến.

-Về môi trường giáo dục trực tuyến: Triển khai có hiệu quả các nền tảng dạy và học trực tuyến là sản phẩm trong nước, được trên 50% học sinh sử dụng; Hình thành các kho học liệu của tỉnh (có thể kết nối đến kho học liệu trực  tuyến  quốc gia) đáp ứng  yêu  cầu  về tài  liệu  học  tập  cho  50%  nội  dung chương trình giáo dục phổ thông.

-Về quy  mô  hoạt động  giáo  dục  trực  tuyến:  Tỉ trọng  nội dung chương trình  giáo dục phổ thông được  triển khai dưới  hình  thức  trực  tuyến đạt  trung bình 5% ở cấp tiểu học, 10% ở cấp trung học.

b) Đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý, điều hành dựa trên công nghệ và dữ liệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và các cơ sở giáo dục

-Về quản trị nhà trường: 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu  và  công  nghệ số, trong đó 100% người  học,  100%  nhà  giáo  và  mỗi  hoạt động  giáo  dục được  quản  lý  bằng  một  hồ sơ số, định  danh  thống  nhất  toàn quốc. 80% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số.

- Về quản lý giáo dục: Hệ thống thông tin điều  hành, quản  lý  giáo  dục  của ngành được  hình thành, vận hành có hiệu quả, trong đó:  Xây  dựng cơ sở dữ liệu  ngành, kết nối  thông suốt với  các cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục trong tỉnh, chia sẻ dữ liệu thông suốt với các cơ sở dữ liệu của tỉnh và quốc gia. Các cơ quan quản lý giáo dục từ cấp tỉnh tới cấp huyện được vận hành chủ yếu dựa trên dữ liệu và công nghệ số; trong đó 90% hồ sơ công việc tại cấp Sở; 80% công việc tại cấp phòng được giao dịch và giải quyết trên môi trường số.

- Về dịch vụ hỗ trợ người học, người dân: 100%  thủ tục hành chính đủ điều  kiện  áp  dụng  hình  thức  trực  tuyến được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 (nếu không phát sinh thanh toán). Tỉ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%. Tỉ lệ người  học,  phụ huynh  hài  lòng  về chất lượng  dịch  vụ trực  tuyến trên môi trường số của các cơ quan quản lý giáo dục đạt trung bình 80%. Tỉ lệ tổ chức, cá nhân hài lòng về chất lượng dịch vụ công trực tuyến trên môi trường số của các cơ quan quản lý giáo dục đạt 80%.

Mục tiêu đến 2030: Đưa tất cả thành tố của hệ thống giáo dục quốc dân vào môi trường số, trong đó:

- Hoàn  thiện  một  nền  tảng  dạy  và  học  trực  tuyến  của  tỉnh  tích  hợp  kho học liệu số hỗ trợ 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động  giáo  dục  trực  tuyến; đáp ứng  yêu  cầu  về tài  liệu  học  tập  cho  toàn  bộ chương trình giáo dục phổ thông.

- 100%  nguồn  lực  giáo  dục, chương trình giáo dục và đối tượng  giáo dục  trong  hệ thống  giáo  dục  quốc dân được  quản lý trên môi trường  số,  kết nối thông suốt toàn ngành và liên thông với các cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia.

Xem chi tiết tại đây

M.L