tổng quan
tổ chức bộ máy
- Đoàn đại biểu quốc hội
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc
- Các đơn vị ngành dọc
- Các hội, đoàn thể
- Các huyện, thị xã
- Các đơn vị sự nghiệp
kinh tế xã hội
quy hoạch phát triển
thông báo
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm tại châu Âu, Trung Quốc, Campuchia và một số nước trong khu vực, chiều tối 20/2, tại Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC) đã tổ chức họp khẩn bàn về biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, đặc biệt là dịch cúm A(H7N9).
Báo cáo tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết: Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình dịch bệnh cúm A(H7N9) tại Trung Quốc hiện đang diễn biến phức tạp ở 14 tỉnh, thành phố với số mắc tăng cao đột biến, tỷ lệ tử vong cao (khoảng 40%); tập trung ở 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (giáp Việt Nam). Các trường hợp mắc bệnh hầu hết có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm hoặc với môi trường bị ô nhiễm do gia cầm nhiễm bệnh. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người.
Đồng thời, theo thông báo của Tổ chức Thú y quốc tế (OIE), trong tháng 1/2017 đã xảy ra một số ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm tại tỉnh Sveyrieng (Campuchia); đây là tỉnh có chung đường biên giới với nước ta. Chính vì vậy khả năng xâm nhập của dịch bệnh vào nước ta là rất cao.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp chiều tối 20/2 |
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, trong năm 2016, tại Việt Nam, dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm xảy ra tại 7 xã, phường của 6 huyện, thị xã thuộc 3 tỉnh, thành phố (Nghệ An, thành phố Cần Thơ và Cà Mau). Đến nay, Việt Nam không có cúm A(H7N9), A(H5N8), A(H5N1) ở người. Cúm mùa lưu hành 3 chủng gồm: Cúm A(H3N2) chiếm 44,4%; cúm B chiếm 43,4%; cúm A(H1N1) chiếm 12,2%.
Còn theo theo thông báo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), những tháng đầu năm 2017, nước ta chưa ghi nhận trường hợp cúm A(H5N1) trên gia cầm.
Trong khi đó, theo đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dù Việt Nam chưa ghi nhận dịch cúm A/H7N9 trên gia cầm, tuy nhiên từ đầu năm 2017 đến nay, trong nước đã phát hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm. Ổ dịch cúm gia cầm mới nhất được phát hiện trong ngày 20/2 tại xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Trước đó, trong tháng 2/2017, ngành chức năng đã phát hiện 3 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 ở tỉnh Bạc Liêu và Nghệ An. Cũng trong thời gian này, đã ghi nhận ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Trước tình hình trên, ngành Y tế đã tăng cường phối hợp liên ngành, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh theo kịch bản, tổ chức giám sát chủ động các chủng cúm gia cầm trên người và động vật. Ngay sau khi có thông tin về đợt dịch cúm gia cầm, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp ứng phó, tập trung vào việc kiểm soát việc nhập lậu gia cầm. Thời gian tới, ngành Y tế tiếp tục tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp tại cửa khẩu, các cơ sở y tế và tại cộng đồng; phối hợp với cơ quan thú y chia sẻ thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm để chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sang người và xử lý ổ dịch khi có dịch xảy ra...
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ: Tình hình dịch cúm gia cầm, đặc biệt là cúm A(H7N9) đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và có nguy cơ cao xâm nhập vào nước ta nếu không có các biện pháp phòng chống hiệu quả. Trước nguy cơ dịch cúm lây lan sang người, Thứ trưởng yêu cầu, ngành y tế và các Bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống để đáp ứng các kịch bản đã được xây dựng. Đặc biệt, ngành nông nghiệp cần tăng cường giám sát dịch bệnh chủ động trên các đàn gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch (nếu có), chia sẻ thông tin với ngành y tế. Các ngành Công Thương, công an, bộ đội biên phòng tăng cường kiểm soát, ngăn chặn gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép.
Thứ trưởng yêu cầu Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, các viện Pasteur khu vực miền Trung, miền Nam tăng cường giám sát, chẩn đoán trên các mẫu nghi ngờ tại những địa phương giáp biên giới các nước đang xảy ra dịch cúm gia cầm. Ngoài những ca bệnh có biểu hiện viêm đường hô hấp nặng, các trường hợp có triệu chứng nhẹ cũng cần được xét nghiệm để kịp thời phát hiện ca bệnh.
Bày tỏ lo ngại khi dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc diễn biến phức tạp, tiến sát biên giới nước ta, tốc độ gia tăng khá nhanh về địa lý và số mắc, cùng với đó, cúm A(H5N1) cũng bùng phát ở Campuchia- biên giới Tây Nam với nước ta, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh việc nước ta phải đối phó song song với 2 dịch. Thứ trưởng đề nghị các đơn vị liên quan cần có đáp ứng quyết liệt mạnh mẽ hơn theo tính chất vụ dịch; cần thực hiện triệt để các biện pháp phòng chống dịch. Không có dịch cúm trên gia cầm thì không có dịch lây sang người…/.
Theo dangcongsan.vn
bộ thủ tục hành chính
Cơ quan thực hiện
- Ban Dân tộc
- Bảo hiểm xã hội
- Sở Công thương
- Sở Tài chính
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở NN & PTNT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Nội vụ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Sở KH & Công nghệ
- Thanh tra tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban quản lý các khu công nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh
- Kho bạc nhà nước huyện
- Sở Ngoại vụ
Danh mục lĩnh vực
- An toàn lao động
- An toàn thực phẩm
- Báo chí
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo trợ xã hội
- Bổ trợ tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm y tế
- Chính quyền địa phương
- Chứng thực
- Công chứng
- Công nghiệp tiêu dùng
- công nghiệp tiêu dùng
- Công tác con nuôi
- Dân tộc
- Dầu khí
- Dạy nghề
- Di sản văn hóa
- Gia đình
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục và Đạo tạo
- Giải quyết khiếu nại
- Giải quyết tố cáo
- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
- Hộ tịch
- Hòa giải cơ sở
- Hoạt động khoa học công nghệ
- Hội, Tổ chức phi Chính phủ
- Kê khai tài sản
- Khách sạn
- Khám, chữa bệnh
- Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
- Kinh doanh bất động sản
- Lâm nghiệp
- Lao động ,tiền lương,tiền công
- Lĩnh vực khác
- Lữ hành
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Lý lịch tư pháp
- Môi trường
- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm
- Năng lượng nguyên tử, an toàn toàn bức xạ hạt nhân
- Nghệ thuật biểu diễn
- Người có công
- Nhà ở
- Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quản lý cạnh tranh
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Quản lý giá
- Quản lý Luật sư
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Quản lý nhà nước về Hội
- Quy hoạch xây dựng
- Sở hữu trí tuệ
- Tài chính - Ngân sách
- Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
- Tài nguyên nước
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
- Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã
- Thể dục, thể thao
- Thi đua, khen thưởng
- Thư viện
- Thương mại quốc tế
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Tiếp công dân
- Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tôn giáo
- Trợ giúp pháp lý
- Văn hóa
- Văn hóa cơ sở
- Vật liệu nổ công nghiệp
- Việc làm
- Viễn thông và Internet
- Xuất bản
- Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Xử lý đơn thư
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đất đai
- Đấu thầu
- Đầu tư bằng nguồn vốn ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- Đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Địa chất và khoáng sản
- Điện
- Điện ảnh
- Đo đạc bản đồ
- Đối ngoại
- Đường bộ
- Đường thủy nội địa
- Xây dựng
- Báo chí xuất bản
- Công nghệ thông tin
- Bưu chính chuyển phát
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Bổ trợ Tư pháp
- Lâm nghiệp
- Hóa chất