tổng quan
tổ chức bộ máy
- Đoàn đại biểu quốc hội
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc
- Các đơn vị ngành dọc
- Các hội, đoàn thể
- Các huyện, thị xã
- Các đơn vị sự nghiệp
kinh tế xã hội
quy hoạch phát triển
thông báo
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ý nghĩa sâu sắc của công tác "đền ơn đáp nghĩa" là sự trân trọng, biết ơn những người có công với độc lập, tự do cho Tổ quốc chứ không phải là sự "gia ơn, làm phúc". Người nhấn mạnh "bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ".
Bác Hồ và đại biểu quân đội, thương binh, quân nhân phục viên trong buổi gặp tại Phủ Chủ tịch ngày 29/1/1957. |
… Năm 1946, giữa bộn bề công việc của những ngày tháng chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, Bác Hồ đã ra thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi của Người bằng tấm lòng biết ơn: "Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những liệt sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập và thống nhất nước nhà…"
Ngày 7/1/1947, nghe tin một số chiến sĩ hy sinh ngoài mặt trận, trong đó có con trai Bác sĩ Vũ Đình Tụng, Giám đốc Y tế Bắc Bộ, Người đã viết thư chia buồn, nói rõ tình cảm của mình: "Con trai ngài đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì tôi như đứt một khúc ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi".
Vào tháng 7 hằng năm, Bác Hồ thường nhắc nhở Đảng, Chính phủ và nhân dân nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong công tác "đền ơn đáp nghĩa". Theo Người, ý nghĩa sâu sắc của "đền ơn đáp nghĩa" là sự trân trọng, biết ơn những người có công với độc lập, tự do của Tổ quốc chứ không phải là sự "gia ơn, làm phúc". Vì vậy "bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ".
Mặt khác, Bác Hồ cũng muốn anh em thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ không được tự ti, cũng không nên công thần, ỷ lại mà phải phát huy truyền thống, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, vượt lên khó khăn để tiếp tục sống và cống hiến cho xã hội. Người động viên thương binh, bệnh binh: "Các đồng chí đã anh dũng giữ gìn non sông; các đồng chí sẽ trở thành người công dân kiểu mẫu ở hậu phương…".
Tháng 2/1956, đến thăm trại thương binh hỏng mắt ở Hà Nội, Người cầm tay từng anh chị em mà mắt rớm lệ và nói: "Cụ Đồ Chiểu mù cả hai mắt nhưng lòng vẫn sáng, nên cụ tàn nhưng không phế. Ngày nay các chú, các cô đã chiến đấu quên mình vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc mà bị thương tật nặng. Bác đau đớn vô cùng. Bác mong các chú, các cô giữ gìn sức khỏe, chăm học tập. Các chú các cô tàn nhưng không phế".
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đề xuất với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành lập các "Hội mẹ chiến sĩ", "Hội ủng hộ thương binh" với các hình thức hoạt động thiết thực, thắt chặt tình quân dân, biểu hiện tình đoàn kết và tấm lòng nhân ái. Người cũng thường khuyên các cháu thiếu niên nhi đồng tích cực tham gia phong trào "Trần Quốc Toản", giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ các việc tùy theo sức của mình.
Năm 1951, Bác Hồ đề xuất phong trào "Đón thương binh về làng" và đề nghị "mỗi xã trích một phần ruộng công, tổ chức cày cấy, chăm nom gặt hái, thu hoạch thóc lúa để nuôi thương binh. Làm tốt việc này, bà con các xã được thỏa lòng báo đáp thương binh; giúp anh em sống yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, đồng thời có điều kiện tham gia hoạt động công tác xã hội".
Để công tác đền ơn đáp nghĩa trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, có ý nghĩa thiết thực, Bác Hồ đã ký nhiều sắc lệnh: Sắc lệnh số 20 về chế độ "Hưu bổng, thương tật và tiền tuất cho thân nhân liệt sĩ"; Sắc lệnh số 101 về thành lập Sở, Ty Thương binh ở khu, tỉnh; Sắc lệnh 129 về thưởng "Bảng Vàng danh dự" và "Bằng Gia đình vẻ vang" cho các gia đình có nhiều người tòng quân hoặc hy sinh trong chiến đấu.
Người cũng ký Lệnh tặng, truy tặng Huân chương, Huy chương, danh hiệu Anh hùng cho các liệt sĩ, thương binh…
Ngày 31/12/1954, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cùng Trung ương Đảng, Chính phủ trở về Thủ đô và tới đặt vòng hoa viếng các liệt sĩ tại Đài liệt sĩ Hà Nội.
Trong lời điếu, Người viết: "Ngày mai là năm mới (năm 1955), là ngày đồng bào và bộ đội mừng Chính phủ về Thủ đô. Trong lúc cả nước vui mừng thì mọi người đều thương tiếc các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc. Bác thay mặt nhân dân, Chính phủ và bộ đội, kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn bất diệt của các liệt sĩ".
Tại lễ kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1960), Bác Hồ xúc động nói: "Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ…".
Bác cũng luôn quan tâm đến các tấm gương của thương binh, bệnh binh hăng hái lao động sản xuất, hoạt động xã hội được đăng trên các báo để thưởng Huy hiệu.
Xem bức ảnh chụp liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang tại pháp trường trước lúc hi sinh (tháng 10/1964), Bác Hồ viết: "Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập".
Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc thiêng liêng, Người dặn dò toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta: "Đối với những người đã dũng cảm hi sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn; đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương cần xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm, ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước đối với nhân dân ta"…
'Bổn phận của chúng ta là thương yêu, giúp đỡ người có công với Tổ quốc' |
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, ngày 31/12/1954 - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Chúng ta làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa không chỉ thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ về đạo lý, về giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc mà còn góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ trong sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo chinhphu.vn
bộ thủ tục hành chính
Cơ quan thực hiện
- Ban Dân tộc
- Bảo hiểm xã hội
- Sở Công thương
- Sở Tài chính
- Sở Xây dựng
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sở NN & PTNT
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Nội vụ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Sở KH & Công nghệ
- Thanh tra tỉnh
- UBND cấp huyện
- UBND cấp xã
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban quản lý các khu công nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh
- Kho bạc nhà nước huyện
- Sở Ngoại vụ
Danh mục lĩnh vực
- An toàn lao động
- An toàn thực phẩm
- Báo chí
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo trợ xã hội
- Bổ trợ tư pháp
- Bồi thường nhà nước
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm xã hội
- Chính sách bảo hiểm y tế
- Chính quyền địa phương
- Chứng thực
- Công chứng
- Công nghiệp tiêu dùng
- công nghiệp tiêu dùng
- Công tác con nuôi
- Dân tộc
- Dầu khí
- Dạy nghề
- Di sản văn hóa
- Gia đình
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Giáo dục nghề nghiệp
- Giáo dục và Đạo tạo
- Giải quyết khiếu nại
- Giải quyết tố cáo
- Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
- Hộ tịch
- Hòa giải cơ sở
- Hoạt động khoa học công nghệ
- Hội, Tổ chức phi Chính phủ
- Kê khai tài sản
- Khách sạn
- Khám, chữa bệnh
- Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
- Kinh doanh bất động sản
- Lâm nghiệp
- Lao động ,tiền lương,tiền công
- Lĩnh vực khác
- Lữ hành
- Lưu thông hàng hóa trong nước
- Lý lịch tư pháp
- Môi trường
- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm
- Năng lượng nguyên tử, an toàn toàn bức xạ hạt nhân
- Nghệ thuật biểu diễn
- Người có công
- Nhà ở
- Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quản lý cạnh tranh
- Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Quản lý giá
- Quản lý Luật sư
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Quản lý nhà nước về quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Quản lý nhà nước về Hội
- Quy hoạch xây dựng
- Sở hữu trí tuệ
- Tài chính - Ngân sách
- Tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp
- Tài nguyên nước
- Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
- Thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh
- Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã
- Thể dục, thể thao
- Thi đua, khen thưởng
- Thư viện
- Thương mại quốc tế
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Tiếp công dân
- Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tôn giáo
- Trợ giúp pháp lý
- Văn hóa
- Văn hóa cơ sở
- Vật liệu nổ công nghiệp
- Việc làm
- Viễn thông và Internet
- Xuất bản
- Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- Xúc tiến thương mại
- Xử lý đơn thư
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Đất đai
- Đấu thầu
- Đầu tư bằng nguồn vốn ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- Đầu tư tại Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Địa chất và khoáng sản
- Điện
- Điện ảnh
- Đo đạc bản đồ
- Đối ngoại
- Đường bộ
- Đường thủy nội địa
- Xây dựng
- Báo chí xuất bản
- Công nghệ thông tin
- Bưu chính chuyển phát
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Bổ trợ Tư pháp
- Lâm nghiệp
- Hóa chất