DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TÂY NGUYÊN

Mô hình liên kết đối tác trồng dâu nuôi tằm tại Bon B’Srê B – xã Đắk Som
Ngày đăng 06/11/2017 | 10:19  | View count: 158544

TDA liên kết thị trường trồng dâu nuôi tằm tại Bon B'Srê B – xã Đắk Som đã đem lại hiệu quả tích cực bước đầu giúp người dân nơi đây ổn định cuộc sống tăng thu nhập đồng thời góp phần thay đổi nếp nghĩ cách làm, chuyển đổi cây trồng thích hợp mở ra cơ hội thoát nghèo mới cho người dân vùng Dự án.
Các thành viên tham gia tập huấn

Cây dâu tằm là cây thân gỗ, có tuổi đời trên 25 năm dễ trồng, ít sâu bệnh phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Tây Nguyên. Trồng dâu nuôi tằm đã được người dân trên địa bàn xã Đắk Som, huyện Đắk Glong trồng từ vài năm gần đây. Tuy nhiên, do thiếu vốn đầu tư, quy mô nhỏ lẻ tự phát, việc mua vật tư, cây giống và tiêu thụ sản phẩm kén làm ra phải xuất bán sang Lâm Đồng nên chi phí tăng cao dẫn đến lợi nhuận thấp.

Nhận thấy từ nhu cầu thực tế về trồng dâu nuôi tằm tại Bon B'Srê B – xã Đắk Som, Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên huyện Đắk Glong đã xây dựng tiểu dự án (TDA) liên kết đối tác trồng dâu nuôi tằm. Tham gia vào TDA này có 15 thành viên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm 80%, hộ khá là 20%) với tổng chi phí là 729.880.000 đồng (vốn dự án hỗ trợ 292.735.000 đồng, vốn dân tự góp là 437.145.000 đồng). 
Thời gian Dự án hỗ trợ từ tháng 9/2016 đến tháng 9/2017, diện tích thực hiện là 4,5 ha. Nhóm được tổ chức và hoạt động theo quy chế nhóm, quy chế nhóm được xây dựng và thông qua bởi các thành viên trong nhóm. Các hộ thành viên nhóm phát sinh kế (LEG) thực hiện theo quy chế nhóm, bầu ra trưởng nhóm, phó nhóm, thủ quỹ, quy định rõ trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và tuân thủ theo các thỏa thuận trong hợp đồng. Nhóm chịu sự quản lý của Ban phát triển (BPT) xã và Ban quản lý Dự án (BQLDA) huyện. Thực hiện TDA Liên kết đối tác trồng dâu nuôi tằm nhằm liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp, tạo ra một sinh kế bền vững, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho hộ thành viên nhóm LEG, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện sản xuất và quản lý các hoạt động chung, thay đổi cách nghĩ cách làm.                          
Dự án hỗ trợ cho nhóm về tập huấn kỹ thuật trồng dâu và nuôi tằm, lấy kén; hỗ trợ phân bón, vật liệu làm nhà nuôi tằm (gạch, cát, xi măng, tôn lợp), dụng cụ nuôi tằm (nong, né, bàn gỡ kén, giá treo né); Ngoài ra, BQLDA Giảm nghèo huyện liên kết với công ty TNHH DV XNK Dâu Tằm Tơ Đắk Nông cam kết liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. 
Kén tằm chuẩn bị thu hoạch
 
Các thành viên nhóm LEG tự nguyện đóng góp công lao động, vật tư…Với phương thức "cầm tay chỉ việc" trong từng giai đoạn hoạt động của TDA: về khoa học kỹ thuật là đưa những kỹ thuật mới áp dụng vào thực tế sản xuất như: Các loại giống dâu mới lai tạo, giống tằm mới cho năng suất chất lượng cao, tập huấn kỹ thuật đốn dâu , kỹ thuật lên né khi tằm nhả tơ, kỹ thuật vệ sinh sát trùng nhà và dụng cụ nuôi tằm, phòng trừ bệnh cho tằm, áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp và quy tắc thực hành môi trường. 
Về quản lý vận hành của nhóm là việc mua sắm vật tư đầu vào là do nhóm LEG thực hiện lựa chọn nhà cung ứng mua tập trung để giảm chi phí miễn cước vận chuyển, ban BQLDA huyện chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện mua sắm đảm bảo về chất lượng và số lượng cho thành viên LEG. Việc giám sát sinh trưởng và tình hình sâu bệnh hại, BPT xã, cán bộ nâng cao năng lực truyền thông (CF), cán bộ khuyến nông và cán bộ BQLDA huyện cùng nhóm LEG tổ chức thăm thực địa định kỳ, phát hiện xử lý kịp thời những hiện tượng phát sinh trong quá trình thực hiện TDA. Hàng tháng cán bộ sinh kế , BPT  xã , CF, nhóm LEG tổ chức đánh giá tiến độ, sự sinh trưởng và phát triển của cây dâu và cách nuôi tằm để bổ sung các biện pháp kỹ thuật đảm bảo đạt hiệu quả cao, quá trình thực hiện  trồng, chăm sóc dâu và nuôi tằm BQLDA huyện sẽ xem xét những hộ điển hình để các thành viên khác học hỏi phương pháp, tham gia thảo luận học tập chia sẻ lẫn nhau những kinh nghiệm từ thực tiễn. 
Bên đối tác công ty TNHH TM DV XNK Dâu Tằm Tơ Đắk Nông bao tiêu toàn bộ sản phẩm kén cho nhóm, cung ứng dịch vụ nuôi tằm đảm bảo chất lượng số lượng và thường xuyên theo dõi hướng dẫn quy trình kỹ thuật, kiểm soát quá trình sinh trưởng và sâu bệnh hại dâu, tằm để hướng dẫn các thành viên xử lý nhằm đem lại sản phẩm kén tốt, ổn định về số lượng để chế biến.
Sau một năm, Dự án hỗ trợ, được sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của BQLDA huyện và BPT xã thì TDA đã đạt được hiệu quả nhất định: Chu kỳ đầu (cùng suất đầu tư, trên cùng 1 đơn vị diện tích), doanh thu tăng: 1.065.000.000 đồng/15hộ/1chu kỳ, tương đương 7.100.000 đồng/1hộ/1tháng (khi chưa có dự án hỗ trợ doanh thu: 815.062.500 đồng/15hộ/1chu kỳ, tương đương 5.433.750 đồng/1hộ/1tháng). Ngoài việc thu nhập từ bán kén, các hộ còn tận dụng nguồn thu từ bán phân thải nuôi tằm: 2.000kg/hộ x 15 hộ x 1000đ/kg = 30.000.000 đồng.
TDA liên kết thị trường trồng dâu nuôi tằm tại Bon B'Srê B – xã Đắk Som đã đem lại hiệu quả tích cực bước đầu giúp người dân nơi đây ổn định cuộc sống tăng thu nhập đồng thời góp phần thay đổi nếp nghĩ cách làm, chuyển đổi cây trồng thích hợp mở ra cơ hội thoát nghèo mới cho người dân vùng Dự án.
                                                                     Lê Nguyên -TV NCNL&TT