BẢN CAM KẾT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ ĐẦU TƯ
Hơn bốn năm trở lại đây, nông dân các xã trên địa bàn huyện Chư Jút (Đắk Nông) vô cùng phấn khởi khi giống lúa LH12 trồng thử nghiệm tại địa phương đã đem lại hiệu quả tích cực.
Nông dân xã Ea Pô, huyện Chư Jút vô cùng phấn khởi khi giống lúa LH12 cho kết quả vượt trội |
Theo Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Chư Jút, toàn huyện có 27.679 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 3.107 ha đất sản xuất lúa nước (vụ đông xuân 985 ha), sản lượng 25.700 tấn. Những năm qua, nông dân trong huyện đã sử dụng nhiều giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Những ưu thế vượt trội của giống lúa nói trên so với các giống lúa canh tác trước đây đã mở ra triển vọng mới để nông dân mở rộng diện tích, giúp bà con nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập trên các cánh đồng của huyện Chư Jút.
Giống lúa LH12 thích nghi tốt trên chân ruộng xa công trình thủy lợi tại địa bàn xã Trúc Sơn (Chư Jút) |
Giống lúa LH12 được Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Tây Nguyên triển khai khảo nghiệm trên địa bàn huyện trong hai vụ đông xuân 2014 – 2015 và hè thu 2015 tại xã Chư K'nia với diện tích 12,7 ha. Qua đánh giá, giống lúa này thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết của địa phương, năng suất đạt 7 tấn/ha, đặc biệt đây là giống lúa chịu hạn, có khả năng thích nghi với những chân ruộng xa công trình thủy lợi. Vì vậy, trong các năm 2016, 2017, huyện Chư Jút tiếp tục nhân rộng mô hình trồng giống lúa LH12 tại các cánh đồng trên địa bàn.
Cụ thể, vụ hè thu 2016 triển khai tại xã Đắk D'rông với diện tích 35 ha; vụ hè thu 2017 xuống giống tại xã Nam Dong, Chư K'nia 38 ha. Kết quả, qua 2 năm triển khai, giống lúa LH12 đều "ghi điểm" trên đồng đất Chư Jút. Đặc biệt, vụ hè thu năm 2018, nông dân 2 xã Ea Pô và Trúc Sơn tiếp tục được hỗ trợ lúa giống LH12 để mở rộng sản xuất, với diện tích 57,84 ha. Trong đó, xã Ea Pô xuống giống 20 ha, xã Trúc Sơn gieo trồng 37,8 ha.
Đây là mô hình nằm trong đề án NN08 của nhóm tác giả Tiến sỹ Nguyễn Thiên Lương, Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường (Bộ Nông nghiệp – PTNT) và Tiến sỹ Hoàng Thị Lan Hương, Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) tuyển chọn phục vụ cho sản xuất của các tỉnh phía Bắc, duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Theo ông Hồ Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Chư Jút thì với khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và khả năng chịu hạn, kháng bệnh cao, giống lúa LH12 đạt năng suất trung bình 7 tấn/ha, có chân ruộng chăm sóc tốt đạt 9 tấn/ha, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng giống lúa này ở một số cánh đồng tại các xã còn lại. |
Theo nhận xét của bà con nơi đây thì LH12 có rất nhiều ưu điểm so với các giống khác tại địa phương như: Thời gian sinh trưởng ngắn, phát triển tốt dưới điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, kháng được nhiều loại sâu bệnh, cho năng suất cao. Bên cạnh đó, chất lượng gạo cũng là một điểm đáng chú ý của LH12 với gạo ngon, thơm, dẻo, tỷ lệ gạo xát và gạo nguyên cao.
Theo Đắk Nông Online