Tin tức Đại hội Đảng các cấp

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Nông hướng dẫn công bố, thảo luận, lấy ý kiến của Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Ngày đăng 05/11/2020 | 10:44  | View count: 3036

Thực hiện Hướng dẫn số 151-HD/BTGTW, ngày 10/9/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 01-HD/BTGTU ngày 20/10/2020 hướng dẫn việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng như sau:

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của Nhân dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (sau đây gọi tắt là dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng); củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, làm cho ý Đảng hợp với lòng Dân.

- Thông qua việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII góp phần tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động và ý chí quyết tâm trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

2. Yêu cầu:

- Việc công bố, thảo luận, và tổng hợp ý kiến góp ý của Nhân dân vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII bảo đảm khoa học, thiết thực, đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí; khơi dậy và phát huy tinh thần trách nhiệm, tình cảm và tâm huyết của Nhân dân đối với Đảng và đất nước; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn hành vi lợi dụng diễn đàn thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng để kích động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống phá đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng , chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Chắt lọc, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến góp ý của Nhân dân với tinh thần xây dựng, thể hiện trách nhiệm, tình cảm, tâm huyết đối với Đảng, đất nước.

II. TỔ CHỨC CÔNG BỐ DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN

1. Dự thảo các văn kiện công bố lấy ý kiến Nhân dân, gồm:

- Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng.

- Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

- Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

- Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.

2. Thời gian công bố: Từ ngày 20/10/2020 đến ngày 10/11/2020.

3. Hình thức công bố:

a. Trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Báo Đắk Nông, Cổng thông tin điện tử: Đăng toàn văn dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

- Các Website, Trang thông tin điện tử của các địa phương, đơn vị có bài giới thiệu nội dung cơ bản trong dự thảo các văn kiện và đăng tải toàn văn hoặc những nội dung dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng liên quan đến cơ quan, đơn vị mình.

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, tổ chức giới thiệu những nội dung chính của dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng trong chương trình thời sự hàng ngày.

b. Tổ chức sinh hoạt chính trị, hội thảo, tọa đàm.

- Các tổ chức đảng; tổ chức chính trị - xã hội tổ chức hội nghị, sinh hoạt thường kỳ công bố, giới thiệu dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng và làm sáng tỏ những chủ trương, quan điểm, định hướng lớn nêu trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

III. TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN CỦA NHÂN DÂN

1. Đối tượng 1ấy ý kiến góp ý: Các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.

2. Thời gian lấy ý kiến: Việc tổ chức thảo luận, lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được tiến hành từ ngày 20/10/2020 đến hết ngày 10/11/2020.

3. Hình thức thảo luận, góp ý kiến

- Góp ý trực tiếp tại hội nghị lấy ý kiến Nhân dân, sinh hoạt thường kỳ của các cấp ủy đảng, các tổ chức chính trị - xã hội.

- Thông qua hệ thống thư, báo: Nhân dân có thể gửi thư góp ý kiến tới cấp ủy đảng các cấp và tới các cơ quan các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, đơn vị.

4. Nội dung thảo luận, góp ý kiến

Nhân dân thảo luận, góp ý kiến toàn bộ nội dung hay theo từng phần, trong đó tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng, cụ thể:

4.1. Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng

Đề nghị cho ý kiến về:

- Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới.

- Tầm nhìn và định hướng phát triển: Quan điểm chỉ đạo; mục tiêu phát triển tổng quát; các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030.

- Định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế.

- Định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

- Định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa, xã hội, con người; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

- Định hướng nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

- Định hướng nhiệm vụ, giải pháp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Định hướng nhiệm vụ, giải quyết xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

- Về 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng.

4.2. Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, tập trung thảo luận và đóng góp đối với các vấn đề sau:

- Đánh giá bối cảnh trước và sau Đại hội XI (2011) đã sát, đúng với tình hình chưa?

- Những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 đã đầy đủ, đúng, sát với thực tiễn chưa?

- Dự thảo bối cảnh quốc tế, khu vực, cơ hội, thách thức và tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian tới đã đầy đủ chưa? Nội dung nào cần nhấn mạnh, bổ sung thêm.

- 5 quan điểm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian tới đã thể hiện rõ, phù hợp chưa?

- Mục tiêu phát triển đề cập 2 phương án, phương án nào phù hợp? Mục tiêu tổng quát đã đảm bảo tính bao quát và khả thi chưa? Việc xác định xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại có phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại trong thời gian tới? Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường nêu trong dự thảo Báo cáo đã phù hợp chưa?

- Ba đột phá chiến lược nếu trong dự thảo Báo cáo đã phản ánh những trọng tâm, trọng điểm cần thực hiện trong 10 năm tới chưa, nhất là những nội hàm được bổ sung vào 3 đột phá, như: phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng, lòng tự hào dân tộc và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

- Những nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là thị trường quyền sử dụng đất; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân,...

- Những nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách về văn hóa, xã hội; các biện pháp giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, chính sách tiền lương; hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; xây dựng nền văn hóa, đạo đức con người Việt Nam; giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ... Những chủ trương, chính sách đó đã phù hợp chưa và còn vấn đề gì cần bổ sung?

- Những vấn đề nổi cộm về thực trạng và phương hướng xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn; những biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Những nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu đã đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững chưa? Những vấn đề gì đang nổi lên tại nông thôn, đô thị cần quan tâm hơn?

- Những nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,...; các vấn đề về xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số; các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công.

- Nhiệm vụ, giải pháp về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh và công tác đối ngoại.

- Về trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong chỉ đạo, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

4.3. Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xa xhội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Đề nghị tập trung thảo luận, cho ý kiến vào các vấn đề sau:

- Đánh giá bối cảnh trước và sau Đại hội XII (2016).

- Những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã đầy đủ, đúng, sát với thực tế chưa?

- Bối cảnh quốc tế, khu vực và cơ hội, thách thức tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta 5 năm tới.

- Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 2021 - 2025 có bảo đảm tính bao quát và khả thi? Có hai phương án, chọn phương án nào?

- Số lượng, nội dung các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường.

- Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: (1) Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; (2) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số; (3) Phát triển các vùng và khu kinh tế; (4) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; (5) Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế; (6) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ; (7) Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với xã hội; (8) Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; (9) Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; (10) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; (11) Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; (12) Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.

- Về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện.

4.4. Dự thảo Báo cáo Tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.

- Về công tác xây dựng Đảng, tập trung thảo luận, cho ý kiến về: (1) Đánh giá ưu điểm, thành tựu và hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm đã nêu trong dự thảo Báo cáo, nhất là kết quả thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng; (2) Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ Đại hội XIII, nhất là 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp; ba nhiệm vụ trọng tâm và ba giải pháp đột phá.

- Về thi hành Điều lệ Đảng, tập trung thảo luận, cho ý kiến về nhận định, đánh giá tổng quát; những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong thi hành Điều lệ Đảng.

IV. TIẾP NHẬN, TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tổ chức lấy ý kiến theo hệ thống dọc và có trách nhiệm tổng hợp ý kiến gửi về Ban Dân vận Tỉnh ủy.

- Ban Dân vận Tỉnh ủy tổng hợp ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh (gồm cả các hội nghị, hội thảo do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức) gửi về Ban Dân vận Trung ương trước ngày 20/11/2020.

2. Các huyện, thành phố và các cơ quan báo chí địa phương

- Ban Tuyên giáo cấp ủy là đầu mối tập hợp ý kiến đóng góp của Nhân dân qua thư, đồng thời tổng hợp báo cáo của các đơn vị cấp cơ sở trực thuộc và lập báo cáo tổng hợp gửi về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

- Các cơ quan báo chí trong tỉnh tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp của Nhân dân qua thư gửi trực tiếp tới cơ quan, đơn vị; tổng hợp ý kiến góp ý về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Thời gian gửi báo cáo: Trước ngày 10/11/2020 để tổng hợp trình Ban Tuyên giáo Trung ương.

H.M