Thông tin đối ngoại

Châu Á đang là điểm nóng của dịch COVID-19
Ngày đăng 07/03/2022 | 08:17  | View count: 4862

Tính đến sáng ngày 7/3/2022 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 446.204.210 ca nhiễm COVID-19, trong đó 6.018.146 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.018.098 ca nhiễm mới và 3.080 ca tử vong vì dịch bệnh. Châu Á hiện đang là điểm nóng của dịch COVID-19 khi biến thể Omicron đang tiếp tục lây lan mạnh.
 
Malaysia ngày 6/3 thông báo ghi nhận số ca mắc COVID-19 theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
(Ảnh: Reuters)

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, với 160.017.079 ca nhiễm, trong đó có 1.722.986 ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với 120.759.514 ca nhiễm và 1.359.837 ca tử vong. Bắc Mỹ ghi nhận 95.308.866 ca nhiễm và 1.414.591 ca tử vong; Nam Mỹ có 54.714.505 ca nhiễm và 1.262.605 ca tử vong; châu Phi có 11.569.584 ca nhiễm bệnh và 250.075 ca tử vong. Châu Đại Dương ghi nhận 3.833.941 ca lây nhiễm và 8.037 ca tử vong.

Hết ngày 6/3, châu Âu ghi nhận 400.843 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó 1.206 ca tử vong vì dịch bệnh. Pháp, Anh, Nga là các quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm COVID-19. Hiện Pháp ghi nhận 23.057.326 ca nhiễm bệnh và 139.275 ca tử vong; Anh có 19.119.181 ca nhiễm và 162.008 ca tử vong. Nga ghi nhận 16.941.656 ca lây nhiễm, trong đó 356.281 ca tử vong vì COVID-19.

Ngày 6/3, Nga cho biết nước này sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 đối với liệu pháp kháng thể mới điều trị COVID-19 trong khoảng 3 tuần tới. Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya của Nga cho biết liệu pháp này sẽ có hiệu quả đối với phiên bản BA.2 của biến thể Omicron, còn được gọi là Omicron "tàng hình".

Trước đó, Bộ Y tế Nga đã cấp phép cho Viện Gamaleya tiến hành thử nghiệm lâm sàng liệu pháp mới điều trị COVID-19 dựa trên kháng thể đơn dòng (mAbs). Giai đoạn 1 được tiến hành với các tình nguyện viên khỏe mạnh, giai đoạn 2 sẽ là với những người mắc COVID-19. Sau giai đoạn 1, các nhà khoa học sẽ quyết định có tiếp tục tiến hành các giai đoạn tiếp theo hay không.

Châu Á hiện đang là điểm nóng của dịch COVID-19 khi biến thể Omicron tiếp tục lây lan mạnh. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 548.553 ca mắc và 1.379 trường hợp tử vong mới vì đại dịch.

Số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận theo ngày ở Hàn Quốc đã 3 ngày liên tiếp ở mức trên 240.000 ca. Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 6/3  cho biết nước này ghi nhận 243.612 ca mắc mới COVID-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca mắc lên 4.456.264 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 8.957 ca sau khi ghi nhận thêm 161 bệnh nhân không qua khỏi. Tỷ lệ tử vong vì COVID-19 hiện là 0,20%. Giới chức y tế cho biết làn sóng dịch bệnh lần này dự kiến sẽ đạt đỉnh vào khoảng giữa tháng 3, ở mức khoảng 350.000 ca mắc/ngày. 

Malaysia ngày 6/3 thông báo ghi nhận thêm 33.406 ca mắc mới COVID-19 - mức cao nhất ghi nhận theo ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này.  Theo thông báo của Bộ Y tế Malaysia, tính đến nay, Malaysia ghi nhận tổng cộng 3.595.172 ca mắc COVID-19, trong đó có 33.173 trường hợp tử vong. Hiện khoảng 83,1% dân số Malaysia đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19; 78,9% dân số đã tiêm đủ liều cơ bản và 45,9% dân số đã tiêm mũi tăng cường. 

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có thêm 26.952 ca nhiễm COVID-19 mới và 439 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 80.915.22  ca nhiễm COVID-19, trong đó 983.933 ca tử vong vì dịch bệnh. Nhà Trắng mới đây cảnh báo Mỹ sẽ sớm hết nguồn tài chính đối phó với COVID-19 nếu Quốc hội không phê duyệt thêm ngân sách.

Trước đó, Văn phòng quản lý và ngân sách (OMB) đã trình Quốc hội Mỹ đề nghị khoản ngân sách trị giá 22,5 tỷ USD để đáp ứng ngay lập tức các nhu cầu phục vụ cuộc chiến chống COVID-19. Khoản ngân sách này dự kiến sẽ được dùng phát triển các liệu pháp điều trị, thuốc ngừa COVID-19 và hỗ trợ các cơ sở xét nghiệm trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh về lâu dài, chuẩn bị cho tình huống xuất hiện biến thể mới và số ca nhiễm lại tăng cao.

Tại Nam Mỹ, các quốc gia Brazil, Peru, Colombia, Argentina, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 29.033.052 ca nhiễm, trong đó 651.988 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu lục. Nước này ghi nhận có 3.683.172 ca nhiễm COVID-19, trong đó 99.543 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm Morocco, Tunisia, Libya, Ai Cập, Ethiopia...

Châu Đại dương ghi nhận có thêm 34.841 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 15 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Australia, New Zealand và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch./.

Theo dangcongsan.vn