Văn bản địa phương
Ngày 23/2, UBND tỉnh tổ chức Tọa đàm, tham vấn cùng các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Phương Đông về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông. Tham dự có các đồng chí: Điểu K’ré, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hồ Văn Mười, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Y Quang BKrông, UVTVTU, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí là Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số Sở, ngành của tỉnh và các chuyên gia của Đoàn công tác Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông.
Đ/c Hồ Văn Mười, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biết tại buổi Toạn đàm, tham vấn |
Theo báo cáo, trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Nông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành cùng quân, dân toàn tỉnh, với tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, thách thức đưa tỉnh phát triển toàn diện các lĩnh vực, trong đó chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng GRDP nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 đạt 5,92%, đồng thơi tăng khá nhiều ở các lĩnh vực. Tăng trưởng GRDP năm 2021 ước đạt trên 7,22%; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tăng 4,90%; Công nghiệp và xây dựng ước tăng 19,84%; dịch vụ ước tăng 4,36%; thuế trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng 8,56%. GRDP bình quân đầu người đạt 50,62 triệu đồng, đạt kế hoạch. Thu chi ngân sách: tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020 đạt 11.531 tỷ đồng; tổng chi cân đối ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 -2020 là 50.830 tỷ đồng. Năm 2021 thu ngân sách nhà nước đạt 2.960 tỷ đồng; tổng chi ngân sách ước thực hiện cả năm là 6.877,604 tỷ đồng, thoát khỏi tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp, qua đó từng bước khắc phục tình trạng tỉnh nghèo, chưa phát triển. Tăng trưởng bình quân khu vực nông nghiệp đạt cao hơn bình quân chung của cả nước, tiếp tục là trụ cột tăng trưởng. Ngành công nghiệp khai khoáng có sự tăng trưởng đột phá; kết cấu hạ tầng cơ bản được quan tâm đầu tư; quy mô và tiềm lực của nền kinh tế địa phương được nâng lên. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển. Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được đảm bảo, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị - xã hội ỏn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; mối quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng.
Các chuyên gia tham gia ý kiến |
Tại buổi Tọa đàm, tham vấn các chuyên gia cho rằng Đắk Nông là tỉnh có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước dồi dào. Tuy nhiên tỉnh chưa khai thác hết tiềm năng nhưng đây sẽ là lợi thế. Để Đắk Nông phát triển nhanh, bền vững cần phải thu hút các doanh nghiệp lớn, nhất là đối với các lĩnh vực địa phương có thế mạnh, cần phải có "sếu đầu đàn" để tạo cú hích dẫn dắt, phát triển nền kinh tế. Các chuyên gia cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, đồng thời tham vấn cho Đắk Nông nhiều ý kiến quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như tầm nhìn dài hạn để Đắk Nông phát triển bền vững.
Phát biểu kết thúc Tọa đàm tham vấn, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười hoan nghênh tình cảm, sự tâm huyết của các chuyên gia đối với sự phát triển của tỉnh Đắk Nông. Từ các ý kiến tham vấn chân thành, cởi mở của các chuyên gia, Đắk Nông cần tập trung khắc phục khó khăn, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để đi tắt đón đầu, trở thành tỉnh phát triển theo định hướng, mục tiêu đã đề ra.
Tấn Lê