THÔNG TIN DÀNH CHO DU KHÁCH

ĐBQH Đắk Nông thảo luận xây dựng luật: Không nên bổ sung quy định giám định tư pháp cho Kiểm toán Nhà nước
Ngày đăng 26/11/2019 | 07:38  | View count: 25366

Sáng 25/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 tiếp tục với phiên thảo luận tập trung tại hội trường để góp ý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giám định tư pháp.

Phó Trưởng đoàn Chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội Đắk Nông Võ Đình Tín tham gia thảo luận xây dựng luật

Tham gia thảo luận ở nội dung này, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội Đắk Nông Võ Đình Tín cơ bản thổng nhất với bản báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp Quốc hội cũng như sự nỗ lực, trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo.  Tuy nhiên, để dự thảo được hoàn thiện hơn, đại biểu Võ Đình Tín cho rằng: về tổ chức giám định tư pháp công lập, tại điều 107, Hiến pháp năm 2013 quy định Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.  Trong khi đó, tại điểm d, khoản 4, điều 12 Dự thảo luật bổ sung phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSND Tối cao. Việc quy định như vậy là không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VKSND. Vì vậy, đại biểu Võ Đình Tín đề nghị cơ quan soạn thảo cần cân nhắc lại nội dung này cho phù hợp với quy định. Mặt khác, về trưng cầu giám định tư pháp, đại biểu đồng ý với việc bổ sung quy định cho việc giám định tư pháp trong trường hợp liên quan với nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Tuy nhiên, với nội dung theo Dự thảo luật, vấn đề này chưa được giải quyết triệt để. Bởi vì theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức, chỉ có thể chịu trách nhiệm giám định tư pháp về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Nếu xác định nội dung đan xen, không thể tách riêng và giao cho một cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chủ trì thì Dự thảo cần phải làm rõ 2 vấn đề:

Một là về tiêu chí để cơ quan trưng cầu giám định phải chọn cơ quan tổ chức chủ trì. Hai là thẩm định trách nhiệm của cơ quan tổ chức chủ trì và cơ quan tổ chức tham gia phối hợp thực hiện giám định. Nếu không quy định rõ ràng sẽ dẫn đến lúng túng, đùn đẩy và khó khả thi khi thực hiện.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước, theo luật Giám định tư pháp hiện hành thì cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý ngành, lĩnh vực nào thì thực hiện giám định tư pháp trong ngành, lĩnh vực đó. Đối  tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc quản lý, sử dụng tài sản công. Do vậy, việc quy định giám định tư pháp cho cơ quan Kiểm toán Nhà nước tại điều 41 của Dự thảo luật này sẽ dẫn đến sự trùng lắp về chức năng nhiệm vụ giám định tư pháp với các bộ, ngành quản lý như tài chính, xây dựng, giao thông, ngân hàng nhà nước, bảo hiểm xã hội…

Cũng theo đại biểu Võ Đình Tín, việc bổ sung quy định nêu trên là không cần thiết. Vì theo quy định của luật Giám định tư pháp, Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền ban hành quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính. Trên thực tế hiện nay, Bộ Tài chính đã bổ nhiệm 1.712 giám định viên tư pháp và công nhận 146 người giám định theo vụ việc trong lĩnh vực giám định tài chính. Mặt khác, số vụ việc giám định trong lĩnh vực tài chính được trưng cầu trong những năm vừa qua là không nhiều. Như vậy, nguồn nhân lực giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính hiện nay đã đáp ứng tốt nhu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Nếu giao cho Kiểm toán Nhà nước tham gia hoạt động giám định tư pháp thì đây là nhiệm vụ mới, sẽ phát sinh biên chế, kinh phí tổ chức bộ máy. Do đó, đại biểu Võ Đình Tín  đề nghị không bổ sung quy định giám định tư pháp cho Kiểm toán Nhà nước vào dự án luật.

Theo Báo Đắk Nông Online

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8
Tổng: 0