Tuyên truyền phòng chống tội phạm

Hơn 7 triệu người trên thế giới mắc COVID-19
Ngày đăng 08/06/2020 | 15:45  | View count: 11381

Với việc có thêm 109.775 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, tính đến 6h sáng ngày 8/6, thế giới ghi nhận tổng số 7.078.897 ca nhiễm COVID-19. Trong đó, có 3.453.287 ca đã phục hồi và 404.975 ca tử vong.

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, hiện nay, trên toàn thế giới có 3.220.635 ca đang được điều trị tích cực và 53.663 ca vẫn trong tình trạng nghiêm trọng.

 Người dân Ả Rập Saudi đeo khẩu trang bên ngoài nơi làm việc để phòng chống COVID-19

 (Ảnh: Gettty Images)

Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất trên thế giới khi vượt ngưỡng 2 triệu ca. Riêng trong ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 18.423 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 2.006.967 ca, tổng số ca tử vong là 112.466. Brazil đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm với 690.309 ca, trong đó 36.411 ca tử vong, 302.084 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, Brazil có thêm 16.722 ca nhiễm mới, 351.814 ca đang được điều trị tích cực. Đứng thứ ba thế giới là Nga với 467.673 ca nhiễm, 5.859 ca tử vong.

Số liệu mới nhất cũng cho thấy, số người mắc COVID-19 tại châu Âu là 2.094.324, trong đó 178.943 người đã tử vong, 1.082.128 ca đã bình phục, 7.180 ca nghiêm trọng. Nga, Tây Ban Nha và Anh tiếp tục là 3 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất ở châu lục này với lần lượt số ca nhiễm là 467.673; 288.630; 286.194. Trong đó, Chính phủ Anh đang thúc đẩy một cách thận trọng việc mở cửa lại một phần các trường học, nối lại các hoạt động kinh doanh cơ bản vốn bị đóng cửa khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa vào ngày 23/3. Chính phủ Anh cũng có ý định mở cửa trở lại tất cả các cửa hàng trên toàn quốc vào ngày 15/6. Nhà hàng và quán rượu sẽ được phép hoạt động với số khách ở mức hạn chế trong vòng 1 tuần.

Châu Á ghi nhận tổng số 1.361.249 ca mắc COVID-19, trong đó 35.025 ca tử vong, 822.296 ca phục hồi. Ấn Độ là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất khu vực với 257.506 ca, số ca tử vong là 7.207. Trong ngày hôm qua, nước này có thêm 10.884 ca nhiễm mới, tổng số ca phục hồi là 123.848 ca. Iran có 171.789 ca nhiễm và số ca tử vong cao nhất ở châu lục với 8.281 ca.

Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore và Indonesia là hai quốc gia có số ca nhiễm cao nhất khu vực với lần lượt là 37.910 và 31.186, trong đó số ca tử vong lần lượt là 25 và 1.851. Trong đó, tại Indonesia, chính quyền địa phương vẫn duy trì các hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB) tại 4 tỉnh và 10 thành phố, trong đó tỉnh Tây Java có thời hạn áp dụng kéo dài nhất.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 23.708 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 2.277.575 ca, tổng số người tử vong là 135.527. Số ca phục hồi ở khu vực này là 923.646, trong khi đó 1.218.402 ca đang được điều trị tích cực và 19.339 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ hai lại khu vực này, với 113.619 ca nhiễm, 13.511 ca tử vong.

Khu vực  Nam Mỹ có tổng số 1.144.043 ca nhiễm,  50.126 ca tử vong, 531.360 ca phục hồi. Sau Brazil, Peru là quốc gia đứng thứ hai khu vực về số ca nhiễm, với 196.515 ca, số ca tử vong là 5.465 ca và 86.219 ca bình phục.

Số ca nhiễm tại châu Phi tính đến sáng 8/6 là 192.115 ca, trong đó 5.215 ca đã tử vong và 84.918 ca đã bình phục. Tại châu lục này, Nam Phi là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất với 48.285 ca nhiễm, 998 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận thêm 2.312 ca nhiễm mới.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương ghi nhận thêm 5 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở khu vực này lên 8.870 ca, trong đó 8.288 đã được chữa khỏi, 458 ca đang được điều trị tích cực và 124 ca tử vong. Australia chiếm phần lớn số ca nhiễm ở khu vực này với 7.260 ca, trong đó 6.703 ca đã bình phục và 102 ca đã tử vong./.

Theo dangcongsan.vn