Tuyên truyền phòng chống tội phạm

Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Ngày đăng 17/01/2022 | 15:09  | View count: 9343

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND về việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.  

Theo đó, năm 2021 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, cụ thể: bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 139 hộ/31 xã, thị trấn tại 08 huyện, thành phố với số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy 4.031 con với  tổng trọng lượng 228.764,5 kg; bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trâu, bò xảy ra tại 217 hộ/30 xã của 07 huyện (trừ thành phố Gia Nghĩa) với tổng số bò mắc bệnh là 410 con, trong đó số bò chết và tiêu hủy 37 con, khối lượng tiêu hủy 6.122kg; Đối với dịch bệnh Thủy sản trong năm 2021 không xảy ra trên địa bàn tỉnh. Dự báo trong năm 2022 tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật còn nguy cơ phát sinh, lây lan, ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chăn nuôi và đời sống của người dân.

Để chủ động triển khai thực hiện hiệu quả sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; đồng thời chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật có hiệu quả với phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý, giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bon, tổ dân phố, hộ chăn nuôi; phát hiện sớm, khoanh vùng khống chế, xử lý kịp thời, triệt để các dịch bệnh nguy hiểm phát sinh ở động vật; đảm bảo sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ sức khỏe nhân dân. 

Cũng tại Kế hoạch này, để triển khai đạt hiệu quả, Kế hoạch đưa ra 07 nội dung trọng tâm trong công tác phòng dịch. Xem chi tiết.

UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật cần được sự chỉ đạo thống nhất và phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, phải huy động được hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia thực hiện. 

Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tuân theo các quy định  của pháp luật về thú y và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh. 

Tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, phù hợp và hiệu quả, tránh gây lãng phí nguồn lực. 

Huy Hoàng