Tuyên truyền phòng, chống Ma túy
Vừa qua, UBND tỉnh ban hành Quyết định 1464 /QĐ-UBND Về việc ban hành Kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu trữ, trung chuyển chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất kinh doanh có khối lượng phát sinh dưới 600 kg/năm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Theo Kế hoạch, trên địa bàn tỉnh có khoảng 3000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ. Trong đó, có hơn 400 doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại (CTNH) với khối lượng dưới 600 kg/năm cần phải thu gom trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các nguồn phát sinh CTNH theo các nhóm ngành nghề của các cơ sở sản xuất bao gồm thuỷ điện, truyền tải điện, cơ sở chế biến gỗ, sản phẩm gỗ, giấy, bột giấy; cơ sở cơ khí, gia công tạo hình kim loại, cơ sở chế biến nông sản, các cơ sở khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; Gara sửa chữa, đại lý xe; kinh doanh xăng dầu; các cơ sở quảng cáo, dịch vụ in ấn, photo, dịch vụ văn phòng…
Các loại chất thải nguy hại phát sinh bao gồm: Bóng đèn huỳnh quang thải; Hộp mực in thải; Dầu nhớt thải; Giẻ lau dính dầu; Bao bì mềm thải có dính thành phần nguy hại; Bao bì cứng thải bằng nhựa; Bao bì cứng bằng vật liệu khác; Các loại hoá chất có hoặc chứa thành phần nguy hại; Tro xỉ lò đốt có chứa thành phần nguy hại; Chất thải nguy hại khác. Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở này ước khoảng 33.700 kg trong một năm.
Trong khi đó, tỉnh Đắk Nông hiện nay chưa có chủ xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép vận chuyển, xử lý CTNH. Vì vậy các cơ sở có chất thải nguy hại lượng nhỏ khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn vị có đủ chức năng thực hiện thu gom, vận chuyển CTNH với mức phí hợp lý. Điều này dẫn đến chỉ có một số ít cơ sở thực hiện ký kết với các đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. Các đơn vị còn lại tự xử lý bằng cách đốt bỏ hoặc chôn lấp, một số cơ sở khác để CTNH chung với chất thải sinh hoạt và để đơn vị môi trường đô thị thu gom và xử lý cùng với rác thải sinh hoạt, không đảm bảo theo quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Theo Kế hoạch này, việc xử lý các chất thải nguy hại từ các chủ nguồn thải có khối lượng phát sinh dưới 600 kg/năm phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp. Các phương tiện lưu giữ, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Các chủ xử lý chất thải nguy hại khi hợp đồng xử lý với các chủ nguồn thải CTNH có số lượng CTNH phát sinh thấp hơn 600 (sáu trăm) kg/năm hoặc chủ nguồn thải CTNH ở vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa đủ điều kiện cho chủ xử lý CTNH trực tiếp thực hiện vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển bằng các phương tiện, thiết bị được ghi trên Giấy phép xử lý CTNH thì có thể liên kết với chủ phương tiện vận chuyển ở tỉnh Đắk Nông để tiến hành thu gom, vận chuyển, trung chuyển sau đó chuyển giao trách nhiệm xử lý cho đơn vị mình với điều kiện chủ các phương tiện vận chuyển tại tỉnh Đắk Nông phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và quản lý theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và được UBND tỉnh phê duyệt đối với việc quản lý và vận chuyển CTNH.
Tệp đính kèm Kế hoạch
Tấn Lê