DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TÂY NGUYÊN

Tổng hợp tình hình tiếp nhận và giải quyết kiến nghị tại các Buổi Cà phê doanh nhân lần thứ 9 (26/7) và lần thứ 10 (09/8/2018)
Ngày đăng 17/10/2018 | 09:34  | View count: 6594

Tại các buổi Cà phê doanh nhân lần 9 ngày 26/7 và lần 10 ngày 09/8/2018, UBND tỉnh đã tiếp nhận 04 kiến nghị của 03 doanh nghiệp; cụ thể như sau:

1. Kiến nghị của Công ty TM & DV khoáng sản Phú Gia Phát (2 kiến nghị)

1.1. Kiến nghị 1: Kiến nghị về việc ban hành kế hoạch trồng rừng chậm dẫn tới cây giống đơn vị chuẩn bị trồng rừng có nguy cơ bị chết; đối với diện tích 60 ha có nguồn gốc thu hồi từ Công ty Đức Lập và giao cho địa phương quản lý, hiện nay phần diện tích đất này người dân đang lấn chiếm nhưng có đăng ký trồng rừng. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu ban hành kế hoạch trồng rừng cụ thể, đồng thời có kế hoạch sử dụng giống cây trồng hiện có của Công ty cho các hộ dân đã đăng ký trồng rừng hoặc các dự án khác có nhu cầu để tránh tình trạng cây giống có nguy cơ chết, gây lãng phí ngân sách.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời công văn số 1714/SNN-KL, ngày 30/7/2018

a). Về việc tham mưu ban hành kế hoạch trồng rừng năm 2018 cho Công ty Phú Gia Phát:

- Năm 2016, Công ty Phú Gia Phát được UBND tỉnh phê duyệt Dự án trồng rừng thay thế tại Quyết định 1237/QĐ-UBND ngày 20/7/2016; tiếp tục năm 2017, UBND tỉnh giao kế hoạch trồng rừng thay thế, diện tích 375,7 ha (Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 06/3/2017) cho đơn vị tổ chức trồng rừng; kết quả trồng rừng trong 02 năm của Công ty Phú Gia Phát không đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra; trong đó nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn diện tích thuộc khu vực dự án trồng rừng của đơn vị hiện đang bị người dân lấn, chiếm, nhưng chưa được giải quyết dứt điểm;

- Để triển khai kế hoạch trồng rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị rà soát đăng ký kế hoạch trồng rừng năm 2018, trong đó có Công ty Phú Gia Phát (văn bản số 2331/SNN-KL ngày 02/11/2017; 2665/SNN-KL ngày 06/12/2017; 33/SNN-KL ngày 05/1/2018...); tuy nhiên Công ty Phú Gia Phát không có văn bản đăng ký kế hoạch trồng rừng năm 2018;

- Để giải quyết nội dung liên quan đến việc giao kế hoạch trồng rừng năm 2018 của Công ty Phú Gia Phát, ngày 29/3/2018 Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản số 596/SNN-KL về việc triển khai trồng rừng thay thế năm 2018 của Công ty Phú Gia Phát, gửi UBND huyện Krông Nô và Công ty Phú Gia Phát; theo đó đề nghị các đơn vị có ý kiến cụ thể bằng văn bản về việc tiếp tục tổ chức trồng rừng năm 2018; ý kiến gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 05/4/2018. Sau thời gian nêu trên, Sở Nông nghiệp và PTNT không nhận được văn bản phản hồi của UBND huyện Krông Nô; riêng Công ty Phú Gia Phát ngày 06/4/2018 có báo cáo số 09/2018/BC-PGP về việc báo cáo công tác chuẩn bị trồng rừng năm 2018; theo báo cáo của đơn vị đã vận động được 20 hộ dân hợp tác trồng rừng tại tiểu khi 1251, với diện tích khoảng 60 ha; Tuy nhiên, qua kiểm tra diện tích nêu trên không thuộc diện tích UBND tỉnh đã giao đất cho Công ty Phú Gia Phát để trồng rừng; do đó không thể giao kế hoạch cho Công ty Phú Gia Phát trồng rừng tại diện tích này;

- Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 268/UBND-NN ngày 06/4/2018, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND huyện Krông Nô và các đơn vị có liên quan họp bàn để thống nhất các phương án trồng rừng của Công ty Phú Gia Phát; đồng thời đã ban hành Văn bản số 885/SNN-KL ngày 03/5/2018; Tờ trình số 76/TTr-SNN ngày 15/5/2018, trình UBND tỉnh giao kế hoạch trồng rừng cho Công ty Phú Gia Phát với diện tích 150 ha;

- Để công tác trồng rừng của Công ty Phú Gia Phát trên địa bàn huyện Krông Nô đảm bảo tính khả thi, tránh tình trạng mất an ninh trật tự trên địa bàn trong công tác trồng rừng tại dự án trồng rừng của Công ty Phú Gia Phát như đã xảy ra trong năm 2017, UBND tỉnh tiếp tục ban hành các văn bản số 2605/UBND-NN ngày 04/6/2018; văn bản số 3200/UBND-NN ngày 04/7/2018, chỉ đạo các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp thực hiện trồng rừng năm 2018 tại dự án trồng rừng của Công ty Phú Gia Phát, làm căn cứ giao kế hoạch cho đơn vị thực hiện;

- Trên cơ sở cuộc họp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND huyện Krông Nô, đồng thời căn cứ Báo cáo số 291/BC-UBND ngày 03/7/2018; số 331/BC-UBND ngày 25/7/2018 của UBND huyện Krông Nô về đề xuất một số giải pháp tổ chức trồng rừng tại dự án của Công ty Phú Gia Phát và kết quả kiểm tra thực tế tại hiện trường khu vực trồng rừng ngày 12/7/2018, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 1710/SNN-KL ngày 27/7/2018, trình UBND tỉnh chỉ đạo Công ty Phú Gia Phát sử dụng nguồn cây giống đơn vị đã chuẩn bị (cây trồng phải đảm bảo về chất lượng) tổ chức và hoàn thành trồng mới rừng trong năm 2018, đối với những diện tích hiện nay không bị tranh chấp, lấn chiếm, với tổng diện tích 33,7 ha tại khoảnh 6, 9, 14 - tiểu khu 1260 (đã trồng 14,7 ha; còn lại 19,0 ha chưa trồng); do đó, sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty Phú Gia Phát căn cứ để triển khai trồng rừng kịp thời vụ.

b) Liên quan đến cây giống trồng rừng của Công ty Phú Gia Phát:

- Theo báo cáo của Công ty Phú Gia Phát hiện nay còn tồn một số lượng cây giống; để bảo quản cây giống, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có các văn bản số 2739/SNN-KL ngày 14/12/2017, số 1534/SNN-KL ngày 10/7/2018 hướng dẫn đơn vị chăm sóc, quản lý cây giống để cây giống đảm bảo tiêu chuẩn đưa vào trồng rừng và tránh tình trạng cây giống bị chết; UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo đơn vị triển khai các giải pháp chăm sóc cây giống để đảm bảo tiêu chuẩn đưa vào trồng rừng trong mùa vụ tiếp theo (văn bản số 7433/UBND-NN ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh); do đó, việc để cây giống có nguy cơ bị chết thuộc trách nhiệm của Công ty Phú Gia Phát.

- Việc xem xét để các hộ dân đăng ký trồng rừng trên địa bàn huyện Krông Nô hoặc dự án khác có nhu cầu sử dụng cây giống của đơn vị, tránh tình trạng cây giống có nguy cơ chết, gây lãng phí ngân sách: Nội dung này, ngày 10/7/2018, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 1534/SNN-KL gửi UBND huyện Krông Nô, đồng thời hướng dẫn đơn vị xử lý đối với nguồn giống của đơn vị.

.2. Kiến nghị 2: Đối với việc đền bù xử lý rác thải đến nay đã hơn 1 năm nhưng chưa được giải quyết cho doanh nhiệp, đề nghị UBND tỉnh sớm xem xét đền bù các công trình xây dựng bãi rác cho doanh nghiệp

Sở Tài chính trả lời theo Công văn số 1751/STC-TĐ ngày 30/7/2018 

Dự án Bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Krông Nô tại xã buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đã được UBND tỉnh giao Hội đồng thẩm thực hiện định thẩm định giá trị bồi thường, hỗ trợ trên cơ sở Báo cáo kiểm toán giá trị bồi thường, hỗ trợ của dơn vị kiểm toán độc lập thực hiện. Hội đồng thẩm định đã có ý kiến cụ thể tại Công văn số 1718/CV-HĐTĐ về việc hỗ trợ đền bù dự án: Bãi chôn lấp chất thải rấn huyện Krông Nô tại xã buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Theo đó, Hội đồng thẩm định đã có ý kiến các hạng mục còn lại, bao gồm: Đắp mặt bằng sân công nghiệp, giếng khoan, đường dây điện và trạm biến áp, nhà bảo vệ và điều hành (phần xây dựng vượt diện tích theo dự án đã được phê duyệt) là các hạng mục không đủ điều kiện được hỗ trợ  đền bù.

2. Kiến nghị của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh Đắk Nông (1 kiến nghị)

Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giao thông vận tải tỉnh xem xét, tạm thời bãi bỏ Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 08/08/2017 về việc ban hành Quy định về màu sơn xe Taxi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hoặc chuyển các xe không đồng nhất màu sơn được cấp phù hiệu xe Taxi khi hết hạn và cấp cho các xe mới theo phù hiệu Taxi, đến khi Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sửa đổi, bổ sung và ban hành.

Sở Giao thông vận tải trả lời Công văn số 1659/GTVT-VT ngày 02/8/2018):

Căn cứ Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 08/8/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Quy định về màu sơn xe taxi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải đã triển khai và yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi nghiêm túc thực hiện quy định của UBND tỉnh. Tuy nhiên, theo báo cáo của đơn vị vận tải đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của các doanh nghiệp khi thực hiện quy định về màu sơn xe taxi.

Để có cơ sở báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh Quyết định trên nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện quy định về màu sơn xe taxi, ngày 24/7/2018 Sở Giao thông vận tải đã mời các đơn vị dự họp để tổng hợp ý kiến làm cơ sở báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định. Tham dự cuộc họp có đại diện của Công ty TNHH TM DVVT Việt Đức; Công ty TNHH MTV Tây Nguyên Đắk Nông và Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh tại Đắk Nông (đây là các doanh nghiệp có số lượng xe chiếm phần lớn số xe taxi trên địa bàn tỉnh). Tại cuộc họp đại diện các đơn vị đều thống nhất thực hiện quy định về màu sơn xe taxi trên địa bàn tỉnh. Riêng Chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh tại Đắk Nông đề nghị tỉnh xem xét gia hạn thời gian thực hiện hoặc bãi bõ quy định về màu sơn xe taxi.

Căn cứ ý kiến của các đơn vị, Sở Giao thông vận tải nhận thấy 2/3 doanh nghiệp đã thực hiện xong quy định, không có vướng mắc gì thì không có lý do gì để doanh nghiệp còn lại không thực hiện được quy định về màu sơn xe taxi. Do đó, Sở Giao thông vận tải không thống nhất đề nghị UBND tỉnh gia hạn hoặc bãi bỏ quy định về màu sơn xe taxi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

3. Hợp tác xã Nông lâm nghiệp - Dịch vụ - Thương mại  Tân Thịnh (1 kiến nghị)

Đề nghị UBND tỉnh xem xét trách nhiệm của các đơn vị có liên quan đến việc triển khai và thu hồi đối với dự án chăn nuôi heo của Hợp tác xã Tân Thịnh để đền bù thiệt hại.

Sở Tư Pháp trả lời theo Báo cáo số 790/STP-QL&TGTHPL ngày 09/8/2018

Trên cơ sở hồ sơ do các đơn vị cung cấp, sau khi rà soát các văn bản pháp luật liên quan, tổ chức họp lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan và tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án tại công trình xây dựng trại nuôi heo của HTX Tân thịnh (có kèm theo Biên bản),  Sở Tư pháp báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát như sau:

3.1. Tóm tắt nội dung:

- HTX Tân Thịnh hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 63D000290 do UBND huyện Đắk G'long cấp ngày 29/6/2011;

- Ngày 04/4/2014, được UBND tỉnh Đắk Nông cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 63121000164 với mục tiêu hình thành vùng trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, nuôi heo thịt hướng nạc, nuôi cá nước ngọt, trồng rau sạch, nuôi tằm. Trong đó quy mô dự án diện tích nuôi heo thịt là 15.000m2. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2014 đến năm 2016.

- Ngày 28/01/2016, UBND huyện Đắk G'long cấp Giấy phép xây dựng, khởi công xây dựng ngày 07/7/2016. Trong đó, hạng mục trại heo nái đẻ, heo nọc diện tích xây dựng là 1270,08m2, hạng mục trại heo con diện tích xây dựng là 559,76m2; hạng mục trại heo thịt là 900 con diện tích xây dựng là 1305,36m2 và nhiều hạng mục  nhà ở, kho chứa, đài nước, giếng khoan…

- Ngày 23/9/2016, UBND huyện Đắk G'long thành lập Đoàn kiểm tra dự án xây dựng trại chăn nuôi công nghệ cao kết luận Hợp tác xã Nông lâm nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Tân Thịnh xây dựng 02 block không đúng với thiết kế bản vẽ và yêu cầu tạm dừng việc xây dựng để điều chỉnh hồ sơ thiết kế bản vẽ có thẩm định của cơ quan có thẩm quyền và bổ sung Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Phụ lục II Nghị định số 18//2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.

- Ngày 29/9/2016, HTX Tân Thịnh có Tờ trình số 21/TTR-HTX ngày 29/9/2016 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xin xem xét đánh giá tác động môi trường đối với dự án trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

- Ngày 26/10/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 1382/TNMT-BVMT v/v phúc đáp Tờ trình số 21/TTR-HTX.

- Ngày 23/11/2016, Sở Xây dựng có văn bản thẩm định số 182/KQTĐ-SXD theo kết quả thẩm định quy mô dự án có 900 con gia súc (600 con heo thịt, heo con với diện tích là 900m2 hạng mục heo thịt và 450m2 hạng mục heo con và 300 heo nái, heo đực với diện tích xây dựng 1.800m2)

- Ngày 23/02/2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 213/SHK-TTXTĐT gửi sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị cho ý kiến HTX Tân Thịnh có thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường hay không.

- Ngày 02/3/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 226/TNMT-BVNT phúc đáp Công văn số 213/SHK-TTXTĐT của Sở Kế hoạch và Đầu tư với nội dung: Dự án đã được UBND huyện xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo dự án đầu tư được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định ngày 31/7/2013. Khi HTX Tân Thịnh có Tờ trình số 21/TTR-HTX ngày 29/9/2016 về việc xin xem xét đánh giá tác động môi trường đối với dự án trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao. Ngày 26/10/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 1382/TNMT-BVMT v/v phúc đáp Tờ trình số 21/TTR-HTX. Trong đó khẳng định: Dự án đầu tư, trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao….đã được UBND huyện Đắk Glong xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường….Vì vậy, sau khi được UBND huyện Đắk Glong xác nhận đăng ký thì HTX Tân Thịnh phải thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư dự án theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và thực hiện đúng, đầy đủ theo nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo Giấy xác nhận số 09/GXNMT-UBND ngày 29/11/2012.

- Ngày 03/8/2018, Sở Tư pháp tổ chức họp với thành phần tham gia của đại diện: Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện và phòng chuyên môn, UBND xã Quảng Khê. Nội dung kiểm tra hồ sơ, quy trình xử lý thủ tục đầu tư dự án của cơ quan hành chính nhà nước và kết quả triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư trong dự án chăn nuôi heocủa HTX Nông lâm nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Tân Thịnh tại xã Quảng Khê, huyện Đắk G'long, làm rõ tính pháp lý của các bên liên quan và tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý.

- Ngày 07/8/2018, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện và phòng chuyên môn, UBND xã Quảng Khê; đại diện HTX Tân Thịnh kiểm tra thực địa và tổ chức đối thoại trực tiếp với HTX Tân Thịnh tại UBND huyện Đắk Glong.

          3.2. Kết quả kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa:

a) Về việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy xác nhận Đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường và cấp Giấy phép xây dựng:

Theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ thì quy mô dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung thì từ 500 đầu gia súc trở lên đối với trâu, bò; từ 1.000 đầu gia súc trở lên đối với các gia súc khác phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, Giấy chứng nhận đầu tư số 63121000164 cấp ngày 04/04/2014 chỉ nêu quy mô diện tích heo thịt là 15.000m2 và Giấy xác nhận Đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường số 09/GXNMT  được UBND huyện Đắk Glong cấp ngày 29/11/2012 (ghi sai năm 2013 thành 2012) cũng không nêu quy mô theo đầu gia súc. Dẫn đến không có cơ sở để yêu cầu nhà đầu tư phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc chỉ Đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường. Trong trường hợp này, lẽ ra các cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu nhà đầu tư nêu rõ quy mô dự án theo đầu con gia súc để đánh giá quy mô của dự án làm cơ sở cho việc xem xét dự án thuộc trường hợp phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc chỉ Đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường.

Tại Công văn số 310/KQTĐ-SXD ngày 30/12/2015 của Sở Xây dựng xác định Tờ trình thẩm định  số 40/TTr-HTX ngày 16/12/2015 của HTX Tân Thịnh thì Quy mô dự án ghi số lượng và diện tích, cụ thể trại heo thịt là 900 con (1324m2),  trại heo con là 600 con (611m2) và trại heo nái đẻ, heo nọc không ghi số lượng (1324m2).

Như vậy, tổng số đầu gia súc là trên 1.000 con (1.500 con, chưa kể số heo nái đẻ, heo nọc). Đối với quy mô dự án này theo quy định phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, UBND huyện vẫn cấp Giấy phép xây dựng với quy mô trên 1.000 con heo (căn cứ vào Công văn số 310/KQTĐ-SXD ngày 30/12/2015 của Sở Xây dựng) là chưa đảm bảo tính pháp lý.

Trách nhiệm này thuộc về UBND huyện Đắk Glong. (Người ký cấp Giấy phép xây dựng là ông: Trần Nam Thuần - Phó Chủ tịch UBND huyện).

b) Về việc tạm ngừng thực hiện Dự án đầu tư:

- Việc UBND huyện tạm dừng việc xây trại chăn nuôi đến khi bổ sung đầy đủ hồ sơ (Công văn số 2210/UBND-NN ngày 28/9/2016 của UBND huyện Đắk Glong). Trong khí đó, UBND huyện không lập biên bản vi phạm hành chính mà chỉ nhắc nhở và đề nghị qua biên bản làm việc.

Theo báo cáo số 25/BC-UBND ngày 25/01/2017 của UBND huyện Đắk Glong thì HTX Tân Thịnh đã xây 02 block trại nuôi heo, trong Giấy phép thì chỉ có 01 block. Trong khi đó, biên bản làm việc chỉ ghi chung chung là HTX Tân Thịnh xây dựng chưa đúng với Giấy phép xây dựng.

- Việc nhận định HTX Tân Thịnh xây dựng 02 block tại vị trí có ký hiệu 01 dẫn đến việc toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường, hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng (đài nước, giếng khoan, hầm Biogas, hồ chứa, bể nước vệ sinh, sân bê tông, hoa viên canh xanh, hệ thống điện…). Mặt khác, tại văn bản thẩm định số 182/KQTĐ-SXD ngày 23/11/2016 của Sở Xây Dựng thì kết quả thẩm định quy mô dự án có 900 con gia súc (600 con heo thịt, heo con với diện tích là 900m2 hạng mục heo thịt và 450m2 hạng mục heo con và 300 heo nái, heo đực với diện tích xây dựng 1.800m2). Như vậy là giảm về quy mô (tính theo đầu gia súc cũng như diện tích). Do đó, UBND huyện yêu cầu HTX Tân Thịnh phải bổ sung Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 và từ chối điều chỉnh Giấy phép xây dựng là không có cơ sở pháp lý.

- Việc UBND huyện Đắk Glong tạm dừng việc xây dựng trại chăn nuôi theo Công văn số 2210/UBND-NN ngày 28/9/2016 của UBND huyện Đắk Glong là không đúng về hình thức văn bản.

 - Theo quy định tại khoản 2 Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường quy định: "Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận đó".

Như vậy, việc ban hành Công văn số 2210/UBND-NN ngày 28/9/2016 của UBND huyện Đắk Glong trong đó yêu cầu HTX Tân Thịnh tạm dừng việc xây dựng trại chăn nuôi và yêu cầu bổ sung Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 là không có cơ sở pháp lý. 

Trách nhiệm này thuộc về UBND huyện Đắk Glong. (Người ký Công văn số 2210/UBND-NN là ông: Lê Quang Dần – Phó Chủ tịch UBND huyện).

c) Về việc giãn tiến độ thực hiện dự án:

-  Theo quy định tại Khoản 8 Điều 39 Luật Đầu tư năm 2014, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tiến độ thực hiện dự án đầu tư gồm các nội dung: Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án; Trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.

Căn cứ các quy định nêu trên, thời điểm giãn tiến độ đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư năm 2014 được xác định trên cơ sở tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo Công văn số 56/SKH-KTĐN ngày 13/01/2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì thời gian Nhà đầu tư xin gia hạn lần đầu là 13 tháng (từ ngày 30/11/2015 đến ngày 31/12/2016), thời gian xin gia hạn lần này là 11 tháng (từ ngày 31/12/2016 đến ngày 30/11/2017). Tuy nhiên, Giấy chứng nhận đầu tư số 63121000164 cấp ngày 04/04/2014 thì thời hạn triển khai kiến thiết cơ bản từ năm 2014 đến năm 2016. Như vậy, thời hạn thực dự án phải tính theo thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư. Nên thời gian để gia hạn lần đầu phải tính từ ngày 01/01/2017.

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo tại Thông báo Kết luận số 69/TB-UBND ngày 08/6/2017 của UBND tỉnh trong đó UBND tỉnh đồng ý giản tiến độ đầu tư các hạng mục khác (trừ hạng mục chăn nuôi heo) của dự án. Ngày 19/6/2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quyết định số 98/QĐ-SKH chấp thuận giản tiến độ đầu tư  (trừ hạng mục trang trại heo). Và yêu cầu HTX Tân Thịnh khẩn trương hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định để được UBND tỉnh Đắk Nông xem xét chấp thuận giãn tiến độ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014: Việc yêu cầu HTX Tân Thịnh phải hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường để xem xét giãn tiến độ xây dựng dự án  đầu tư hạng mục trang trại heo là không có cơ sở pháp lý. Vì theo quy định hiện hành thì Báo cáo đánh giá tác động môi trường không phải là căn cứ để xem xét giãn tiến độ thực hiện dự án. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì Giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được UBND huyện Đắk Glong cấp vẫn còn hiệu lực pháp luật. Cụ thể: "Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận đó".

d) Kết quả kiểm tra thực địa (công trình xây dựng trại heo) và đối thoại với HTX Tân Thịnh:

* Kết quả kiểm tra thực địa:

Qua kiểm tra thực tế, HTX Tân thịnh có triển khai thực hiện dự án, hiện trạng công trình xây dựng trang trại nuôi heo bao gồm: 36 trụ bê tông đã dựng trên đất; cát; gạch; đá; sắt xây dựng và xi măng. Có san lấp mặt bằng.

Kết quả đo đạc:

  • Theo thiết kế xây dựng là 01 block với diện tích: 63 x 17,8 = 1121,4m2.
  • Trên thực tế thi công xây dựng 02 block:

+ Block 01 với diện tích 14,8 x 32,5 = 466,2m2

+ Block 02 với diện tích 31,9 x 14,75 = 470,53m2

- Về kết cấu:

+ Theo thiết kế nhịp kết cấu trục A là 4,5m; trên thực tế thi công là 5,4m.

+ Thiết kế nhịp kết cấu các trục từ 1 đến 15 lần lượt là 7m, 3,8m, 7m; trên thực tế thi công còn 4,85m.

  • Về tọa độ các điểm của Block 01 và Block 02:

+ Block 01 các điểm tọa độ là: 1(420902; 1314754), 2(420875; 1314756), 3(420875; 1314741), 4(420904; 1314741).

+ Block 02 các điểm tọa độ là: 1(420875; 1314759), 2(420872; 1314774), 3(420904; 1314774), 4(420803; 1314759).

Như vậy, HTX Tân Thịnh có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, chính quyền địa phương không lập biên bản vi phạm hành chính mà chỉ nhắc nhở là không đúng trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính.

* Kết quả đối thoại: Nguyện vọng của đại diện HTX Nông lâm nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Tân Thịnh

- Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ các văn bản pháp luật để xem xét cơ quan, tổ chức, cá nhân nào sai phạm để chịu trách nhiệm về các thiệt hại của HTX Nông lâm nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Tân Thịnh do việc tạm dừng dự án;

- Hiện nay, các đơn vị hợp tác với HTX Nông lâm nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Tân Thịnh không tiếp tục tham gia đầu tư dự án nên HTX Nông lâm nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Tân Thịnh chưa có hướng tiếp tục thực hiện dự án.

3.3. Đề xuất, phương hướng

3.3.1. Sở Tư pháp kiến nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo:

a) UBND huyện Đắk Glong xem xét, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến việc tạm dừng xây dựng công trình trại chăn nuôi heo và không điều chỉnh Giấy phép xây dựng cho đối tượng đủ điều kiện. Đồng thời, thoả thuận với HTX Tân Thịnh để thống nhất biện pháp khắc phục những tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

b) Trường hợp HTX Tân Thịnh tiếp tục thực hiện dự án thì đề nghị:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng trang trại heo trên cơ sở xem xét quá trình thực hiện dự án: Việc cho thuê đất và bàn giao đất tại thực địa chậm so với thời hạn triển khai kiến thiết cơ bản theo Giấy chứng nhận đầu tư (Biên bản bàn giao đất tại thực địa ngày 03/6/2015); Việc điều chỉnh Giấy phép xây dựng chậm (nguyên nhân do UBND huyện yêu cầu phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường không có cơ sở pháp lý); Nhà đầu tư cũng đã thực hiện đầy đủ yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thâm quyền nhưng chưa được xém xét, xử lý đúng quy định.

- UBND huyện Đắk Glong xem xét gia hạn và điều chỉnh Giấy phép xây dựng theo hồ sơ đã được Sở Xây dựng thẩm định tại Công văn số 182/KQTĐ-SXD ngày 23/11/2016.

- Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn HTX Tân Thịnh lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, trong trường hợp dự án có thay đổi về tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

c) Trường hợp HTX Tân Thịnh không tiếp tục thực hiện dự án chăn nuôi heo thì đề nghị: HTX Tân Thịnh làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014.

3.4. Những bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư, môi trường và xây dựng.

Qua kiểm tra hồ sơ dự án đầu tư, rà soát các văn bản pháp luật, Sở Tư pháp nhận thấy:

Tại khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2009 quy định: "Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau:

a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư;

b) Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản;

c) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí;

d) Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng;

đ) Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này".

Tuy nhiên, theo quy định pháp luật về đầu tư và xây dựng thì hồ sơ thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng không yêu cầu phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mặc khác, việc yêu cầu nhà đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi quyết định chủ trương đầu tư là không phù hợp với thực tế, làm hạn chế thu hút đầu tư đối với địa phương. Bên cạnh đó, đối với các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà không thực hiện thì đã có chế tài (xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường).

Sở Tư pháp kiến nghị UBND tỉnh đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể nội dung này, đảm bảo sự đơn giản hoá thủ tục hành chính, phù hợp với thực tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và sự thu hút đầu tư của địa phương.

H.M