Quản lý Thủ Tục Hành Chính

Cơ quan thực hiện
Lĩnh vực
Từ khóa
Tên thủ tục Cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tất cả các loại phương tiện thủy nội địa
Loại thủ tục Đường thủy nội địa
Cơ quan thực hiện Sở Giao thông Vận tải
Trình tự thực hiện
a) Nộp hồ sơ TTHC: Chủ phương tiện hoặc cơ sở đóng mới, sửa chữa phục hồi phương tiện nộp hồ sơ đền nghị cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đến đơn vị đăng kiểm, cụ thể:
- Các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa đối với:
+ Tất cả các loại phương tiện hoạt động ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo.
+ Các phương tiện chở hàng nguy hiểm;
+ Các loại phà chở khách, bao gồm cả phương tiện lai nếu có.
+ Tàu thuyền thể thao vui chơi giải trí.
+ Các phương tiện có lắp đặt thiết bị nâng.
+ Các phương tiện của nước ngoài hoặc của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tham gia giao thông đường thuỷ nội địa.
+ Các phương tiện hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm, và vịnh: Phương tiện có sức chở người từ 50 người trở lên; Phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần từ 200 tấn trở lên; Phương tiện có động cơ có tổng công suất máy chính từ 135 mã lực trở lên; Phương tiện chuyên dùng như: ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, khách sạn nổi, tàu cuốc, tàu hút…. có chiều dài đường nước thiết kế từ 10m trở lên.
- Các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải, thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa cho các phương tiện hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm và vịnh do địa phương trực tiếp quản lý, bao gồm:
+ Các ph¬ương tiện có sức chở người d¬ưới 50 người;
+ Các ph¬ương tiện không động cơ có trọng tải toàn phần d¬ưới 200 tấn;
+ Các ph¬ương tiện có động cơ có tổng công suất dư¬ới 135 mã lực;
+ Các ph¬ương tiện chuyên dùng như: ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, tàu cuốc, tàu hút ... có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 10m.
b) Giải quyết TTHC:
- Nếu hồ sơ không đầy đủ thì đơn vị đăng kiểm hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn thời gian, địa điểm kiểm tra.
- Kết quả kiểm tra mà phương tiện và trang thiết bị lắp trên phương tiện thỏa mãn các quy định của quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì đơn vị đăng kiểm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện chậm nhất 01 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường.
Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Đơn vị đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính.
Thành phần số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị kiểm tra (bản chính) theo mẫu; Trường hợp đề nghị kiểm tra bằng hình thức mời trực tiếp, gọi điện thoại hay bản fax thì không phải nộp Giấy đề nghị kiểm tra;
- Hồ sơ kỹ thuật phương tiện (bản chính):
+ Phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi thì trình hồ sơ thiết kế được duyệt (bản chính);
+ Phương tiện đang khai thác thì trình giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cùng với Sổ kiểm tra kỹ thuật của phương tiện (bản chính);
+ Phương tiện nhập khẩu thì nộp: 01 bản sao chụp tờ khai hàng hoá nhập khẩu đã làm thủ tục Hải quan (có bản chính để đối chiếu); 01 hồ sơ thiết kế được Cục Đăng kiểm Việt Nam duyệt (bản chính) và các tài liệu kỹ thuật của tổ chức nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết 01 ngày làm việc sau khi kiểm tra tại hiện trường đạt yêu cầu.
Đối tượng thực hiện Cá nhân, tổ chức.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Lệ phí Phí kiểm định tính theo biểu phí tại Thông tư số 123/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Lệ phí: 20.000 đồng/01 Giấy chứng nhận.
Phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Danh sách biểu mẫu download
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Thỏa mãn các quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng: QCVN01:2008/BGTVT; QCVN17:2011/BGTVT; QCVN25:2010/BGTVT; QCVN50:2012/BGTVT; QCVN51:2012/BGTVT; QCVN 54:2013/BGTVT; QCVN55:2013/BGTVT; QCVN56:2013/BGTVT; QCVN 72:2013/BGTVT; QCVN84:2014/BGTVT; QCVN 85:2014/BGTVT.
Cơ sở pháp lý
- Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày năm 2004;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014;
- Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2004 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa;
- Thông tư số 34/2011/TT-BGTVT ngày 26/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2004 và Quy định về Tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Thông tư số 102/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải;
- Thông tư số 123/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng phương tiện thủy nội địa.

CƠ QUAN THỰC HIỆN TTHC

Cơ quan thực hiện
Danh mục lĩnh vực

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 1
Tổng: 60.923.761