Quản lý Thủ Tục Hành Chính

Cơ quan thực hiện
Lĩnh vực
Từ khóa
Tên thủ tục Cấp phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp
Loại thủ tục Bổ trợ tư pháp
Cơ quan thực hiện Sở Tư pháp
Trình tự thực hiện

- Bước 1: Giám định viên tư pháp có đủ các điều kiện xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp:

+ Địa chỉ: Số 11 Đường Lê Duẩn, phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông;

+ Điện thoại: 0501.3543140 - Fax: 0501.3544560.

- Bước 2: Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp; có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp về việc thành lập Văn phòng giám định tư pháp.

- Bước 3: Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với hồ sơ thành lập Văn phòng giám định tư pháp trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

- Bước 4: Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến thống nhất của người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Văn phòng giám định tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.

- Bước 5: Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Giám đốc Sở Tư pháp trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp; trường hợp không cho phép thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện

- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả - Sở Tư pháp.

- Hoặc qua hệ thống bưu chính.

Thành phần số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin phép thành lập;

- Bản sao Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp;

- Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;

- Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

- Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp; có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp về việc thành lập Văn phòng giám định tư pháp.

- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với hồ sơ thành lập Văn phòng giám định tư pháp trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

- Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến thống nhất của người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Văn phòng giám định tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.

- Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Giám đốc Sở Tư pháp trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp; trường hợp không cho phép thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do

Đối tượng thực hiện Giám định viên tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
Lệ phí Không.
Phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Yêu cầu, điều kiện thực hiện

- Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;

b) Có Đề án thành lập theo quy định.

- Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.

Cơ sở pháp lý

- Luật Giám định tư pháp ngày 20/6/2012;

- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp.

CƠ QUAN THỰC HIỆN TTHC

Cơ quan thực hiện
Danh mục lĩnh vực

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 1
Tổng: 60.923.587