Quản lý Thủ Tục Hành Chính

Organization
Select Field
Keyword
Procedure Thủ tục cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất (đối với tổ chức và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn thuộc tỉnh quản lý).
Type Lâm nghiệp
Implementing agencies Sở NN & PTNT
Implementation order

Bước 1. Các chủ rừng nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và TKQ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

- Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 00 phút; buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ.

Bước 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm lâm. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm gửi Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo cho các tổ chức biết, để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị cải tạo rừng, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc lý do không phê duyệt hồ sơ và chuyển hồ sơ xử lý về Bộ phận Tiếp nhận và TKQ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả kết quả cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đã đề nghị. Trường hợp cần phải xác minh thực địa thì thời gian phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng được kéo dài không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.

Bước 4. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và TKQ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Implementation methods Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Bộ phận Tiếp nhận và TKQ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Documents

a) Thành phần bồ sơ:

* Đối với chủ rừng là tổ chức, hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị cải tạo rừng (Theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013).

+ Thiết kế kỹ thuật cải tạo rừng.

+ Biên bản kiểm tra hiện trường (Theo mẫu tại Phụ lục 03 của Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013).

* Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, hồ sơ gồm:

+ Đề nghị cải tạo rừng, trong đó nêu rõ địa chỉ; mục tiêu cải tạo rừng; địa điểm, vị trí, ranh giới và lô, khoảnh, tiểu khu rừng cải tạo; hiện trạng rừng; phương thức cải tạo; loài cây trồng; thời hạn hoàn thành theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013.

+ Biên bản kiểm tra hiện trường (Theo mẫu tại Phụ lục 03 của Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013).

b) Số lượng hồ sơ: 05 bộ (01 bộ chính, 04 bản sao chụp).

Period of settlement

- Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc

- Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc. Trường hợp cần phải xác minh thực địa thì thời gian phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng được kéo dài không quá 15 ngày làm việc.

Objects implementing administrative procedures Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
Results of implementation of administrative procedures Quyết định phê duyệt hoặc lý do không phê duyệt hồ sơ cải tạo rung.
Fees Không
Fee
Names of application forms, declaration forms Names of application forms, declaration forms download download download
Requests, conditions for implementation of administrative procedures

Khu rừng tự nhiên ở trạng thái nghèo kiệt (không thuộc rừng núi đá) áp dụng biện pháp cải tạo phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3, Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT:

- Thuộc quy hoạch rừng sản xuất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, giao;

- Có dự án và kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Tiêu chí rừng tự nhiên áp dụng biện pháp cải tạo:

+ Rừng tự nhiên nghèo kiệt áp dụng biện pháp cải tạo, phải được đánh giá không có khả năng phục hồi thành trạng thái rừng có chất lượng cao hơn với mức tăng trưởng tối đa 2 m3/ha/năm đối với rừng gỗ nếu tiến hành nuôi dưỡng hoặc khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; tổ thành loài cây mục đích thấp dưới 50%, phân bố không đều.

+ Cấu trúc tầng tán rừng đã bị phá vỡ; cây mục đích phân bố không đều trong lô rừng; độ tán che của cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất từ 08 cen-ti-mét trở lên nhỏ hơn 0,3 trên một lô rừng;

+ Điều kiện lập địa phù hợp với đặc tính sinh trưởng và phát triển của các loài cây trồng để cải tạo rừng nghèo kiệt. Trường hợp cải tạo rừng toàn diện thì độ dốc các lô rừng cải tạo dưới 25 độ, diện tích tối đa được cải tạo một lần không quá 100 (một trăm) héc-ta trong một tiểu khu rừng, khi cây trồng trên diện tích đó đủ tiêu chí thành rừng mới được thực hiện ở diện tích rừng nghèo kiệt liền kề.

- Tiêu chí lâm học cụ thể đối với các loại trạng thái rừng như sau:

+ Rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá: số lượng cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao vút ngọn từ 01 mét trở lên dưới 800 cây/ha, phân bố không đều trên diện tích một lô rừng; trữ lượng gỗ của tất cả các cây có đường kính tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất từ 08 cen-ti-mét trở lên dưới 50 m3/ha.

+ Rừng gỗ lá rộng rụng lá theo mùa: số lượng cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao vút ngọn từ 01 mét trở lên dưới 700 cây/ha, phân bố không đều (đối với tái sinh chồi từ một gốc cây mẹ có nhiều chồi chỉ tính 01 chồi tái sinh tốt nhất) trên một lô rừng; trữ lượng gỗ của tất cả các cây có đường kính tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất từ 8 cen-ti-mét trở lên dưới 40 m3/ha trong một lô rừng.

+ Rừng lá kim: số cây có đường kính bình quân tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất từ 08 cen-ti-mét trở lên dưới 80 cây/ha, phân bố không đều trên diện tích một lô rừng.

+ Rừng tràm: số cây có đường kính bình quân tại vị trí 1,3 mét nhỏ hơn 6 cen-ti-mét dưới 2.500 cây/ha; từ 6 đến 10 cen-ti-mét dưới 1.500 cây/ha; từ trên 10 đến 14 cen-ti-mét dưới 1.500 cây/ha; trên 14 cen-ti-mét dưới 1.000 cây/ha trong một lô rừng.

+ Rừng ngập mặn: số cây có đường kính bình quân tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất nhỏ hơn 12 cen-ti-mét dưới 1.000 cây/ha; từ 12 đến 18 cen-ti-mét dưới 600 cây/ha; từ trên 18 đến 24 cen-ti-mét dưới 400 cây/ha; trên 24 cen-ti-mét dưới 200 cây/ha trong một lô rừng.

+ Rừng tre nứa: số cây có đường kính tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất từ 05 cen-ti-mét trở lên dưới 3.000 cây/ha trong một lô rừng; trường hợp lô rừng chỉ có tre nứa đường kính nhỏ hơn thì không phụ thuộc vào mật độ.

+ Rừng hỗn loài tre nứa và gỗ: trữ lượng gỗ của tất cả các cây có đường kính tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất từ 08 cen-ti-mét trở lên dưới 25 m3/ha; số cây tre nứa có đường kính tại vị trí 1,3 mét trên mặt đất từ 05 cen-ti-mét trở lên dưới 1.500 cây/ha trong một lô rừng.

Legal basis

+ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

+ Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về cải tạo rừng tự nhiên là rừng sản xuất

Implementing agencies
Danh mục lĩnh vực

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 1
Tổng: 60.922.196