Quản lý Thủ Tục Hành Chính

Cơ quan thực hiện
Lĩnh vực
Từ khóa
Tên thủ tục Thủ tục cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ
Loại thủ tục Lâm nghiệp
Cơ quan thực hiện Sở NN & PTNT
Trình tự thực hiện

Bước 1. Các chủ rừng là tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và TKQ-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông theo địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

- Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 00 phút; buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ.

Bước 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển hồ sơ cho Chi cục Kiểm lâm. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ chuyển hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho các tổ chức biết, để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp phép khai thác và chuyển hồ sơ và quyết định cấp phép về Bộ phận Tiếp nhận và TKQ-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .

- Thời gian: 10 ngày làm việc

Bước 4. Các chủ rừng là tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và TKQ-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và TKQ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thành phần số lượng hồ sơ

a) Hồ sơ gồm có:

+ Giấy đề nghị cấp phép khai thác;

+ Hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu.

b) Số lượng: 01 hồ sơ.

Thời gian giải quyết

- Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc;

- Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

Thời hạn giải quyết

- Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc;

- Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện Các chủ rừng là tổ chức
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định cấp phép khai thác.
Lệ phí
Không quy định.
Phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Danh sách biểu mẫu download download
Yêu cầu, điều kiện thực hiện

a. Rừng phòng hộ là rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư chỉ được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ, tỉa thưa; thu gom cây gỗ nằm, gỗ khô mục, lóc lõi, gỗ cháy, cành, ngọn, gốc, rễ cây, nhưng phải bảo đảm mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất là 600 cây/hecta.

b. Rừng phòng hộ là rừng trồng có hỗ trợ của ngân sách nhà nước, hỗ trợ của chương trình, dự án có nguồn gốc ngân sách nhà nước.

- Khai thác cây trồng xen, cây phù trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ;

- Được chặt chọn cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác với cường độ khai thác không quá 20 phần trăm trữ lượng, sau khi khai thác rừng vẫn đạt tiêu chuẩn định hình quy định tại Điều 6 của Quy chế này hoặc khai thác trắng theo băng, đám xen kẽ nhau, với tổng diện tích khai thác hàng năm không vượt quá 20 phần trăm diện tích rừng trồng đã đạt tiêu chuẩn định hình và diện tích mỗi khu chặt trắng tối đa không quá 03 (ba) hecta; sau khai thác phải trồng lại vào vụ trồng rừng kế tiếp.

+ Băng khai thác phải thiết kế theo đường đồng mức, có chiều rộng tối đa là 20 mét đối với rừng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu và 30 mét đối với rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu; đám khai thác có diện tích tối đa là 01 (một) hecta đối với rừng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu và 02 (hai) hecta đối với rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu.

c. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng do người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ tự đầu tư

- Được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ;

- Được chặt chọn cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác với cường độ khai thác không quá 30 phần trăm trữ lượng, sau khi khai thác rừng vẫn đạt tiêu chuẩn định hình quy định.a

Cơ sở pháp lý

Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định về khai thác chính và tận dựng, tận thu lâm sản.

CƠ QUAN THỰC HIỆN TTHC

Cơ quan thực hiện
Danh mục lĩnh vực

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 4
Tổng: 60.861.706