Quản lý Thủ Tục Hành Chính

Cơ quan thực hiện
Lĩnh vực
Từ khóa
Tên thủ tục Giải quyết hưởng chế độ tử tuất
Loại thủ tục Chính sách bảo hiểm xã hội
Cơ quan thực hiện Bảo hiểm xã hội
Trình tự thực hiện

​1. Bước 1: 
a) Đối với thân nhân người lao động đang đóng BHXH,chết (kể cả chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp): Người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định cho tổ chức BHXH nơi người sử dụng lao động đóng BHXH; nhận lại hồ sơ đã giải quyết từ cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ để giao cho thân nhân người lao động.

b) Đối với thân nhân người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện: Thực hiện nộp hồ sơ theo quy định cho BHXH huyện nơi cư trú.

c) Đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chết: thực hiện nộp hồ sơ theo quy định cho BHXH huyện nơi đang chi trả trợ cấp.

2. Bước 2: 

- BHXH cấp huyện tiếp nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động và thân nhân người lao động, thực hiện đối chiếu với bản chính đối với thành phần hồ sơ là bản chụp và trả lại bản chính cho người nộp, chuyển BHXH tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh, thành phố để trả cho người sử dụng lao động và thân nhân người lao động.

- BHXH tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ từ BHXH cấp huyện hoặc từ người sử dụng lao động; giải quyết; trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH huyện hoặc người sử dụng lao động.

Trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cư trú tại tỉnh khác thì  BHXH tỉnh nơi giải quyết ban đầu chuyển hồ sơ đã giải quyết đến BHXH tỉnh nơi thân nhân cư  trú và chuyển cho thân nhân lấy xác nhận vào Tờ  khai, lập hồ sơ theo quy định (nếu thuộc đối tượng) để giải quyết tiếp trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định.

Cách thức thực hiện

​a) Đối với tổ chức: Nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính.

b) Đối với cá nhân: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa BHXH huyện

Thành phần số lượng hồ sơ

A. Thành phần hồ sơ:

​1. Sổ BHXH (bản chính) hoặc Giấy xác nhận về thời gian làm chủ nhiệm hợp tác xã (Mẫu số 02-QĐ250) đối với trường hợp có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã chết;

2. Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử hoặc Quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết (bản sao được chứng thực hoặc bản chụp); 

3. Tờ khai của thân nhân người chết (Mẫu số 09A-HSB, bản chính);

4. Đối với trường hợp chết do tai nạn lao động thì có thêm Biên bản điều tra tai nạn lao động (bản chính). Trường hợp tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm giấy tờ: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao được chứng thực); hoặc Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao được chứng thực);

5. Đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp thì có thêm: Bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp (bản sao được chứng thực hoặc bản chụp);

6. Đối với trường hợp giám định khả năng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì có thêm bản chính Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động (nếu thân nhân người lao động trực tiếp nhận từ Hội đồng giám định y khoa).

7. Trong một số trường hợp hưởng chế độ tử tuất hàng tháng cần bổ sung thêm các giấy tờ:

+ Giấy chứng nhận của nhà trường nơi đang học đối với trường hợp con từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi  còn đang đi học (bản chính);

 + Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đối với trường hợp con từ đủ 15 tuổi trở lên; bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) chưa hết tuổi lao động mà không có thu nhập bị ốm đau, tàn tật (bản chính).

 

B. Số lượng hồ sơ:  01 bộ

Thời hạn giải quyết

​Tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Đối tượng thực hiện

​Cá nhân, đơn vị sử dụng lao động

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định hưởng chế độ tử tuất hàng tháng hoặc một lần

Lệ phí ​Không​
Phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Danh sách biểu mẫu download
Yêu cầu, điều kiện thực hiện

​1. Điều kiện hưởng chế độ tử tuất hàng tháng

a) Người chết có đóng BHXH đủ 15 năm trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc người đang hưởng lương hưu (có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên), trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng có mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, chết;

b) Thân nhân người chết:

- Con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; 

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. 

Thân nhân nêu trên phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. 

2. Điều kiện hưởng chế độ tử tuất một lần:

a) Người chết là người đang tham gia BHXH bắt buộc chưa đủ 15 năm hoặc đã đủ 15 năm trở lên nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng hoặc người bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; Người chết là người chỉ tham gia BHXH tự nguyện hoặc có đóng BHXH bắt buộc chưa đủ 15 năm hoặc đã đủ 15 năm trở lên nhưng không có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hàng tháng chết, nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng.

b) Thân nhân gồm: Vợ hoặc chồng, con, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; người khác mà người tham gia BHXH có trách nhiệm nuôi dưỡng.

3. Điều kiện hưởng đối với người có thời gian làm chủ nhiệm hợp tác xã: Người có thời gian làm Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có quy mô toàn xã (sau đây gọi tắt là Chủ nhiệm hợp tác xã) từ ngày 01/7/1997 trở về trước, sau khi thôi làm Chủ nhiệm hợp tác xã có thời gian làm ít nhất một trong các công việc quy định tại Điều 1 Quyết định số 250/QĐ-TTg đã từ trần.

Cơ sở pháp lý

​- Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006; 

- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 về hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân. Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 có hiệu lực ngày 24/12/2013 (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68/2007/NĐ-CP);

- Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008 của Chính phủ về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, BHXH một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng;

- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn Nghị định số 152/2006/NĐ-CP;

- Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đối, bổ sung thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH;

- Thông tư số 23/2012/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2012 (sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH, bổ sung Thông tư số 31/2007/TT-BLĐTBXH);

- Thông tư số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14/9/2007 hướng dẫn Nghị định số 68/2007/NĐ-CP;

- Thông tư số 02/2009/ TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 12/01/2009 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH;

- Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 hướng dẫn Nghị định số 122/2008/NĐ-CP;

- Thông tư số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 04/8/2014 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (sửa đổi bổ sung Thông tư số148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH)

- Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với Chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã trong thời kỳ bao cấp chưa được hưởng chế độ của Nhà nước;

- Công văn số 4533/BHXH-CSXH ngày 14/11/2013 của BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Công văn số 665/LĐTBXH-BHXH ngày 9/3/2010 của Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện phụ cấp khu vực; 

- Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của BHXH Việt Nam, có hiệu lực ngày 01/4/2014;

 Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các quyết định quản lý thu, chi BHXH, BHYT.

- Quyết định số 919/QĐ-BHXH ngày 26/8/2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/QĐ-BHXH, Quyết định số 1399/QĐ-BHXH và Quyết định số 488/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam

CƠ QUAN THỰC HIỆN TTHC

Cơ quan thực hiện
Danh mục lĩnh vực

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 2
Tổng: 60.901.070