Quản lý Thủ Tục Hành Chính

Cơ quan thực hiện
Lĩnh vực
Từ khóa
Tên thủ tục Giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị tai nạn lao động lần đầu
Loại thủ tục Chính sách bảo hiểm xã hội
Cơ quan thực hiện Bảo hiểm xã hội
Trình tự thực hiện

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ dưới đây; đối với hồ sơ nộp bản chụp thì kèm theo bản chính để cơ quan BHXH đối chiếu.

Bước 2: Người sử dụng lao động tập hợp hồ sơ từ người lao động, hoàn thiện hồ sơ theo quy định để nộp cho tổ chức BHXH nơi người sử dụng lao động đóng BHXH.

Bước 3: 
- BHXH huyện tiếp nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, thực hiện đối chiếu với bản chính đối với thành phần hồ sơ là bản chụp và trả lại bản chính cho người sử dụng lao động, chuyển BHXH tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh, thành phố để trả cho người sử dụng lao động theo quy định;

 - BHXH tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ từ BHXH huyện hoặc từ người sử dụng lao động; giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH huyện hoặc người sử dụng lao động theo quy định.

Cách thức thực hiện

​Nộp hồ sơ và nhận kết quả thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính 

Thành phần số lượng hồ sơ

A. Thành phần hồ sơ

1. Sổ BHXH (bản chính);

2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (Mẫu số 05A-HSB, bản chính);

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính);

4. Trong các trường hợp sau, có thêm một trong các giấy tờ:

a) Trường hợp được cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình thì có thêm giấy tờ: Chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động (bản chính). Đối với trường hợp có chỉ định lắp mắt giả thì có thêm chứng từ lắp mắt giả (có thể nộp: bản chính, bản sao được chứng thực hoặc bản chụp) và vé tàu, xe đi và về (nếu có).

b) Trường hợp bị tai nạn lao động có thêm các thành phần hồ sơ sau:

- Biên bản điều tra tai nạn lao động (bản chính)

- Giấy ra viện (có thể nộp: bản chính, bản sao được chứng thực hoặc bản chụp) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu (có thể nộp: bản chính, bản sao được chứng thực hoặc bản chụp) đối với trường hợp điều trị ngoại trú;

c) Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm giấy tờ: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao được chứng thực) hoặc Biên bản tai nạn giao thông (bản sao được chứng thực) của cơ quan công an, cơ quan điều tra hình sự quân đội;

d) Trường hợp bị bệnh nghề nghiệp có thêm các thành phần hồ sơ sau:

- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại hoặc kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập (bản sao được chứng thực hoặc bản chụp); trường hợp biên bản hoặc kết quả đo, kiểm tra được xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao biên bản hoặc trích sao kết quả đo, kiểm tra. Đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì thay bằng Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp (bản sao được chứng thực hoặc bản chụp) theo mẫu quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Giấy ra viện ( có thể nộp: bản chính, bản sao được chứng thực hoặc bản chụp) đối với trường hợp điều trị nội trú sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp ổn định. Đối với trường hợp không điều trị nội trú là giấy khám bệnh nghề nghiệp (có thể nộp: bản chính, bản sao được chứng thực hoặc bản chụp) hoặc phiếu hội chẩn bệnh nghề nghiệp (có thể nộp: bản chính, bản sao được chứng thực hoặc bản chụp). Đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì thay bằng giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (bản sao được chứng thực hoặc bản chụp) theo mẫu quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

 

B. Số lượng hồ sơ:  01 bộ

Thời hạn giải quyết

​Tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

Đối tượng thực hiện

​Đơn vị sử dụng lao động

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

- Quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc một lần  và Quyết định cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có);

- Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng.
 

Lệ phí ​Không
Phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Danh sách biểu mẫu download
Yêu cầu, điều kiện thực hiện

1. Trường hợp bị tai nạn lao động:

- Người lao động đang đóng BHXH bắt buộc;

- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc bao gồm:

+ Tai nạn xảy ra trong lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công;

+ Tai nạn trong thời gian ngừng việc giữa giờ do nhu cầu sinh hoạt đã được chế độ, nội quy quy định như vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Tai nạn trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, trong thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.

- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà các công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công.

- Bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

- Có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

- Người lao động bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật 

2. Trường hợp bị bệnh nghề nghiệp:

- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc;

- Bị bệnh thuộc danh mục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Y tế ban hành;

- Người lao động làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

- Có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

- Người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng bệnh tật.​

Cơ sở pháp lý

- Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ;

- Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ;

- Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ;

- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn Nghị định số 152/2006/NĐ-CP;

- Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007;

- Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thông tư số 23/2012/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thông tư số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14/9/2007 hướng dẫn Nghị định số 68/2007/NĐ-CP;

- Thông tư số 02/2009/ TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 12/01/2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH;

- Thông tư số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;

- Thông tư số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 04/8/2014 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

- Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của BHXH Việt Nam, có hiệu lực ngày 01/4/2014.

- Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các quyết định quản lý thu, chi BHXH, BHYT.

- Quyết định số 919/QĐ-BHXH ngày 26/8/2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/QĐ-BHXH, Quyết định số 1399/QĐ-BHXH và Quyết định số 488/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam

CƠ QUAN THỰC HIỆN TTHC

Cơ quan thực hiện
Danh mục lĩnh vực

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 31
Tổng: 60.852.046