Quản lý Thủ Tục Hành Chính

Cơ quan thực hiện
Lĩnh vực
Từ khóa
Tên thủ tục Giải quyết hưởng trợ cấp BHXH một lần
Loại thủ tục Chính sách bảo hiểm xã hội
Cơ quan thực hiện Bảo hiểm xã hội
Trình tự thực hiện

1. Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ cho BHXH huyện nơi cư trú; đối với hồ sơ nộp bản chụp thì kèm theo bản chính để cơ quan BHXH đối chiếu.

2. Bước 2:

- BHXH huyện: Tiếp nhận đủ hồ sơ từ người lao động, thực hiện đối chiếu với bản chính đối với thành phần hồ sơ là bản chụp và trả lại bản chính cho người sử dụng lao động và:

+  Giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho người lao động;

+  Đối với các tỉnh chưa phân cấp cho BHXH huyện giải quyết thì chuyển hồ sơ đến BHXH tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh, thành phố để trả cho người lao động.

 - BHXH tỉnh, thành phố (các tỉnh chưa phân cấp cho BHXH huyện giải quyết): Tiếp nhận hồ sơ từ BHXH huyện; giải quyết và trả hồ sơ đã giải quyết cho BHXH huyện

 

Cách thức thực hiện

​Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa BHXH huyện nơi cư trú
 

Thành phần số lượng hồ sơ

A. Thành phần hồ sơ

​1. Sổ BHXH (bản chính);

2. Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần (Mẫu số 14-HSB, bản chính);

3. Trong các trường hợp sau, có thêm một trong các giấy tờ:

- Quyết định nghỉ việc hoặc quyết định thôi việc hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết hạn (có thể nộp: bản chính bản sao được chứng thực hoặc bản chụp) đối với người tham gia BHXH bắt buộc đủ tuổi hưởng lương hưu;

 - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính) đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

 - Bản dịch tiếng Việt được công chứng (có thể nộp: bản chính, bản chụp) của bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc thẻ thường trú hoặc giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp đối với người ra nước ngoài để định cư.

 - Quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc (có thể nộp: bản chính, bản sao được chứng thực hoặc bản chụp) đối với trường hợp phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

 

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
 

Thời hạn giải quyết

​Tối đa 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
 

Đối tượng thực hiện

​Cá nhân

 

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

​Quyết định về việc hưởng trợ cấp BHXH một lần 

 

Lệ phí ​Không
Phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Danh sách biểu mẫu download
Yêu cầu, điều kiện thực hiện

​1. Đối với trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH:

- Không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

- Có yêu cầu hưởng BHXH một lần;

- Tuổi đời: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi làm việc trong điều kiện bình thường; Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

2.  Đối với trường hợp bị suy giảm khả năng lao động: 

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

- Có yêu cầu hưởng BHXH một lần

3.  Đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện:

- Chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

- Có yêu cầu hưởng BHXH một lần;

- Đối với người tham gia BHXH bắt buộc thì có thêm điều kiện sau 12 tháng nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH;

4. Đối với người ra nước ngoài để định cư: 

- Không đủ điều kiện hưởng lương hưu;

- Ra nước ngoài định cư, có yêu cầu hưởng BHXH một lần.​
 

Cơ sở pháp lý

​- Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006; 

- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ;

- Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ;

- Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ;

- Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008 của Chính phủ;

- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đối, bổ sung thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH;

- Thông tư số 23/2012/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thông tư số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14/9/2007 của Liên Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 68/2007/NĐ-CP;

- Thông tư số 02/2009/ TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 12/01/2009 của Liên Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH;

- Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/01/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 190/2007/NĐ-CP;

- Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 hướng dẫn Nghị định số 122/2008/NĐ-CP;

- Thông tư số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 04/8/2014 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội 

- Công văn số 665/LĐTBXH-BHXH ngày 9/3/2010 của Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện phụ cấp khu vực; 

- Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của BHXH Việt Nam;

 - Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của BHXH Việt Nam.

- Quyết định số 919/QĐ-BHXH ngày 26/8/2015 của BHXH Việt Nam
 

CƠ QUAN THỰC HIỆN TTHC

Cơ quan thực hiện
Danh mục lĩnh vực

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 1
Tổng: 60.854.462