Quản lý Thủ Tục Hành Chính

Cơ quan thực hiện
Lĩnh vực
Từ khóa
Tên thủ tục Giải quyết hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Loại thủ tục Chính sách bảo hiểm xã hội
Cơ quan thực hiện Bảo hiểm xã hội
Trình tự thực hiện

1. Bước 1: Người sử dụng lao động phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (nếu có) hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời (nếu có), căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để quyết định về số người lao động, số ngày nghỉ và hình thức nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

- Hàng tháng hoặc quý, lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu số C70a-HD) nộp cho cơ quan BHXH  nơi người sử dụng lao động đóng BHXH.

2. Bước 2: BHXH nơi tiếp nhận hồ sơ: tiếp nhận hồ sơ do người sử dụng lao động chuyển đến để xét duyệt và trả kết quả xét duyệt cho người sử dụng lao động.

 

Cách thức thực hiện

​Nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính.
 

Thành phần số lượng hồ sơ

​1. Thành phần hồ sơ: Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (Mẫu số C70a-HD, bản chính). 

 

2. Số lượng hồ sơ: 01 bản.

Thời hạn giải quyết

​- Cơ quan BHXH xét duyệt trợ cấp trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định;

- Người sử dụng lao động chi trả chế độ cho người lao động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết từ cơ quan BHXH.
 

Đối tượng thực hiện

​- Đơn vị sử dụng lao động

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: BHXH tỉnh/huyện theo phân cấp quản lý thu
 

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu C70b-HSB)

 

Lệ phí ​Không
Phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Danh sách biểu mẫu download download
Yêu cầu, điều kiện thực hiện

​- Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc;

- Người lao động sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản theo quy định mà sức khoẻ còn yếu;

- Người lao động sau thời gian nghỉ điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định mà sức khoẻ còn yếu.
 

Cơ sở pháp lý

​- Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật BHXH số 58/2014/QH13 áp dụng từ ngày 01/01/2016;

- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ;

- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 152/2006/NĐ-CP;

- Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thông tư số 23/2012/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thông tư số 178/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho BHXH Việt Nam;

- Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của BHXH Việt Nam;

 - Quyết định số 919/QĐ-BHXH ngày 26/8/2015 của BHXH Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/QĐ-BHXH, Quyết định số 1399/QĐ-BHXH và Quyết định số 488/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam.
 

CƠ QUAN THỰC HIỆN TTHC

Cơ quan thực hiện
Danh mục lĩnh vực

Số lượng truy cập

Đang truy cập: 1
Tổng: 60.854.465