Kết quả tiếp công dân hàng tháng

Triển khai thực hiện các biện pháp duy trì ổn định và phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh
Ngày đăng 28/12/2022 | 08:06  | View count: 68673

Thực hiện công điện số 1170/CĐ-TTg ngày 16/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động. UBND tỉnh ban hành văn bản số 7564/UBND-KGVX chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai một số nhiệm vụ nhằm bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động và duy trì ổn định, phát triển thị trường lao động an toàn, bền vững và hội nhập trong thời gian tới, nhất là việc tập trung chăm lo đời sống của người lao động trong dịp tết Dương lịch và tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các cơ quan trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định các loại thị trường, tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực cho các động lực tăng trưởng như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng; đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh; có giải pháp cụ thể thúc đẩy tạo việc làm, bảo đảm thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình số 1765/CTr-UBND ngày 12/4/2022 của UBND tỉnh về phục hồi và phát triển kinh tế xã hội các năm 2022, 2023 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 1115/QĐ-UBND ngày 07/7/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động và an sinh xã hội phù hợp với tổng thể Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2030; Công văn số 3154/UBND-KGVX ngày 18/6/2021 của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân. Kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp (nếu có) để thực hiện có hiệu quả.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của đơn vị, địa phương mình.

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa và các đơn vị liên quan: Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực; nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm cung cấp đủ lao động có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản trị thị trường lao động phù hợp, từng bước hiện đại, minh bạch có kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác làm cơ sở xây dựng và tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách về lao động, việc làm, an sinh xã hội. Tập trung rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng địa phương, từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, bảo đảm cung ứng lao động kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường các biện pháp ổn định quan hệ lao động; hỗ trợ các bên đối thoại, giải quyết các vấn đề quan hệ lao động phát sinh; triển khai các biện pháp thích hợp để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh tranh chấp lao động và bỏ việc làm; giải quyết thỏa đáng, có hiệu quả các cuộc tranh chấp lao động, các yêu cầu phát sinh (nếu có), không để tranh chấp kéo dài, giải quyết không dứt điểm gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Thường xuyên nắm bắt tình hình về hoạt động sản xuất, kinh doanh, về tuyển dụng, sử dụng lao động, cắt giảm việc làm trong doanh nghiệp; kịp thời tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chế độ, chính sách, thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng theo đúng quy định của pháp luật và các thỏa thuận, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; hướng dẫn các địa phương khuyến khích doanh nghiệp có các biện pháp thiết thực, hiệu qủa để quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và khuyến khích người lao động đổi mới sáng tạo, cùng nhau khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức. Chủ động có giải pháp cơ cấu lại lao động, phòng ngừa, xử lý tranh chấp lao động có thể xảy ra, đặc biệt trong dịp Tết.

Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh: Xây dựng, triển khai hiệu quả phong trào thi đua học tập, rèn luyện nâng cao trình độ kỹ năng nghề, học tập suốt đời trong công nhân lao động. Tăng cường các hoạt động tư vấn pháp luật, tuyên truyền cho người lao động không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; hỗ trợ kịp thời chuyển đổi nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường hoạt động đối thoại, thương lượng, tham gia ý kiến với người sử dụng lao động về bảo đảm duy trì việc làm, sắp xếp lao động và giải quyết chế độ cho người lao động theo đúng quy định pháp luật. Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nắm tình hình lao động, việc làm, lương, thưởng, đời sống người lao động, việc đi lại của người lao động trong dịp Tết để có các phương án cơ cấu lại lực lượng lao động những nơi thừa, thiếu cục bộ và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, nhất là đối với những người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnhTích cực, chủ động duy trì sự ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, nỗ lực duy trì, bảo đảm việc làm, sắp xếp lao động và giải quyết các chế độ lương, thưởng cho người lao động, nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, thực hiện nghiêm các cam kết với người lao động theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và các thỏa thuận khác của doanh nghiệp.

         

Thảo Diệp