Tình hình công khai lịch tiếp công dân
Trước đây, với 3 sào rẫy được bố mẹ hai bên gia đình hỗ trợ khi ra ở riêng, gia đình anh Trần Cao Cường, ở thôn Tân Bình 2, xã Đắk Hòa (Đắk Song) chủ yếu dựa vào công việc phụ hồ của anh nên cuộc sống của hai vợ chồng và 3 đứa con cứ bữa no, bữa đói.
Năm 2013, gia đình anh được địa phương bình xét, đưa vào danh sách các hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn. Được NHCSXH huyện giải ngân cho vay 30 triệu đồng, anh quyết định mua ít giống tiêu, phân bón và giống gà thịt. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, hằng năm, nguồn thu từ bán gà, gia đình anh từng bước tích góp để mua thêm giống tiêu về mở rộng diện tích. Nhờ sự cần cù, chịu khó, áp dụng nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, 3 sào tiêu của gia đình từng bước được phủ xanh. Vụ mùa vừa qua, sau khi trừ chi phí, gia đình anh còn thu về hơn 100 triệu đồng.
Anh Cường chia sẻ: "Nguồn vốn ngân hàng giải ngân kịp thời không những giúp gia đình tôi vượt qua khó khăn bước đầu mà tôi còn chủ động nguồn vốn khi đến kỳ trả nợ".
Tương tự, đối với gia đình chị Vũ Thị Mơ ở cùng thôn, nguồn vốn vay được NHCSXH giải ngân kịp thời đã giúp gia đình vượt qua khó khăn trước mắt.
Chị Mơ chia sẻ: "Tháng 7/2015, với nguồn vốn 30 triệu đồng vay từ NHCSXH, gia đình tôi đã mua máy tưới, ống để phục vụ nhu cầu tưới nước cho 5 sào cà phê. Được sự "tiếp sức" bằng nguồn vốn, cùng với sự cần cù, chịu khó, hơn 5 sào cà phê của gia đình tôi đã vượt qua thời kỳ khô hạn, phát triển tốt. Vụ mùa vừa qua, tôi thu về hơn 2 tấn cà nhân, sau khi trừ chi phí, gia đình còn thu lãi hơn 40 triệu đồng".
Được biết, tại xã Đắk Hòa, hiện có gần 1.000 hộ được vay vốn, với tổng dư nợ hơn 22 tỷ đồng. Trong đó, riêng hộ cận nghèo được vay vốn là 110 hộ, với dư nợ 3,3 tỷ đồng.
Ông Trần Công Nhất - Chủ tịch UBND xã Đắk Hòa cho biết, trước đây, chỉ có đối tượng hộ nghèo được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi, chưa có chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo. Trong khi, ranh giới giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo rất "mong manh". Do đó, không ít hộ nghèo sau khi vay vốn của NHCSXH đã thoát nghèo nhưng không bền vững. Bởi lẽ, chỉ cần gặp rủi ro nhỏ về kinh tế hay gia đình có người đau ốm, tai nạn là họ lại có thể tái nghèo. Chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ cận nghèo ra đời, thực sự trở thành nguồn lực "tiếp sức" cho rất nhiều hộ cận nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ổn định, thoát hẳn nguy cơ tái nghèo.
Theo ông Đinh Văn Dũng - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH Đắk Song thì Đắk Hòa là một trong những địa phương trên địa bàn Đắk Song làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp để đưa nguồn vốn chính sách xã hội về với người dân. Có được kết quả này, thông qua hoạt động cho vay, Phòng giao dịch huyện đã thường xuyên phối hợp với Đảng ủy, UBND xã và các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo đảm vốn tín dụng chính sách đến đúng từng hộ được thụ hưởng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ cận nghèo được tiếp cận vốn vay nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập.
Theo Đăk Nông Online
Thông tin từ các Sở, Ban, ngành
- Sở Nội vụ
- Sở Ngoại vụ
- Sở Tài Chính
- Sở Y tế
- Sở Tư pháp
- Sở Công thương
- Sở Xây dựng
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Khoa học & Công nghệ
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch
- Sở Lao động, Thương binh & Xã hội
- Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
- Thanh tra tỉnh
- Ban dân tộc