Thời tiết
Đắk Nông | |
Pleiku | |
TP Hồ Chí Minh |
Bản cam kết hỗ trợ
Chiều ngày 15/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020.
Tại đầu cầu Hà Nội, các đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Ban Cấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự có đại diện một số ban, cơ quan thuộc Trung ương Đảng, Quốc hội, một số nhà khoa học, chuyên gia, tổ chức quốc tế.
Tại điểm cầu tỉnh Đắk Nông, đồng chí Trương Thanh Tùng, Tỉnh Ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng chủ trì hội nghị. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh liên quan tham dự. Điểm cầu cấp huyện có lãnh đạo UBND cấp huyện, lãnh đạo cơ quan, đơn vị liên quan tham dự.
Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Nông.
Hội nghị cũng đã được nghe báo cáo công tác PCTT & TKCN năm 2019của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường trình bày. Năm 2019, thiên tai trong khu vực và trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, cực đoan, bất thường với tổng số 600 đợt thiên tai quy mô cấp Quốc gia và khu vực.
Ở trong nước, thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường trên khắp các vùng miền cả nước; đã xảy ra 16/21 loại hình thiên tai, trong đó có 11 trận rủi ro thiên tai cấp độ 3: 08 cơn bảo và 04 ATNĐ; 63 trận mưa lớn, ngập lụt; 13 trận động đất; triều cường, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển tại nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, …
Từ đầu năm 2020 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến cực đoan, bất thường, trên cả nước đã xảy ra 07 đợt dông lốc, mưa đá diện rộng; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long; 11 trận động đất; sạt lở bờ sông, bờ biển, lún sụt diễn biến phức tạp tại ĐBSCL. Tính đến hết tháng 04/2020, thiên tai đã làm 11 người chết, mất tích, trên 44.000 nhà bị sập đổ, hư hại, tốc mái; trên 100.000 ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.183 tỷ đồng.
Tại tỉnh Đắk Nông, tình hình thiên tai năm 2019 không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng mang nhiều yếu tố cực đoan, khó lường. Điển hình trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 đợt thiên tai có quy mô lớn. Tổng thiệt hại về kinh tế do thiên tai năm 2019 là 209 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2020 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến cực đoan, bất thường. Hạn hán, thiếu nước tưới diễn ra trên diện rộng tại các huyện thuộc vùng phía Bắc tỉnh (huyện Krông Nô, Cư Jut và Đắk Mil), theo thống kê đến thời điểm hiện tại thiệt hại do hạn hán là 12.927 ha, chủ yếu là diện tích cà phê, hồ tiêu. Ngoài ra, đầu tháng 5/2020 mưa lớn và lốc xoáy đã xảy ra tại một số huyện phía Nam tỉnh (huyệnTuy Đức, Đắk Glong và thành phố Gia Nghĩa) làm 19 căn nhà, 01 trường học tốc mái và một số diện tích hoa màu gẫy đổ.
Hội nghị cũng được nghe lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương báo cáo tham luận và đánh giá khó khăn, vướng mắc về công tác PCTT&TKCN đã triển khai năm 2019, và đưa ra các giải pháp thực hiện trong năm 2020.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận Hội nghị.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao sự nỗ lực của toàn dân, của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, các bộ ngành, các cấp trong PCTT&TKCN, sự vận dụng linh hoạt "phương châm 4 tại chỗ"; đồng thời ứng dụng khoa học, công nghệ trong quan trắc, dự báo, theo dõi; luôn có sự đôn đốc, kiểm tra, bám sát chỉ đạo hết sức kịp thời của Đảng, Nhà nước... Thủ tướng nhấn mạnh thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan, dị thường và trái quy luật, do vậy công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Về nhiệm vụ năm 2020, Thủ tướng đề nghị các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương phải chủ động, theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai nghiêm túc, quyết liệt và đạt hiệu quả cao trong công tác PCTT&TKCN.
AD