BẢN CAM KẾT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ ĐẦU TƯ
Chiều 6/12, tại Hà Nội, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN), giai đoạn 2016-2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.
|
||||
Tại điểm cầu tỉnh Đắk Nông, đồng chí Trần Xuân Hải, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh tham dự. Thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN trực thuộc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2011-2015, các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã sắp xếp được 591 doanh nghiệp (đạt 96% kế hoạch). Trong đó, cổ phần hóa 499 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp(đạt 96,3% kế hoạch); sáp nhập, hợp nhất 48 doanh nghiệp; giải thể 17 doanh nghiệp; phá sản 8 doanh nghiệp; bán, giao 10 doanh nghiệp; chuyển thành công ty TNHH nhiều thành viên 8 doanh nghiệp. Với kết quả sắp xếp 5 năm qua đã nâng tổng số DNNN đã sắp xếp từ trước tới nay là 5.950 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa là 4.460 doanh nghiệp. Nếu tính thêm số DNNN sắp xếp trong 10 tháng đầu năm 2016 là 60 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa là 48 doanh nghiệp thì đến nay tổng số DNNN sắp xếp lại là 6.010 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 4.508 doanh nghiệp. Mục tiêu giai đoạn 2016-2020, Chính phủ xác định, doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn và cổ phần chi phối chỉ duy trì trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Các doanh nghiệp này cần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế; được trao quyền chủ động hơn gắn với tăng cường trách nhiệm; được quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai minh bạch về hoạt động sản xuất, kinh doanh; bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối phải thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước theo cơ chế thị trường, đảm bảo công khai,minh bạch, có hiệu quả, tránh thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, qua đó thực hiện xã hội hóa và phân bố lại theo cơ chế thị trường các nguồn lực của Nhà nước về nhân lực, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố độc quyền tự nhiên và lợi thế khác để tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân, tạo động lực nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Tỉnh Đắk Nông cũng đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ kinh phí rà soát, đo đạc phục vụ công tác giải thể đối với 6 công ty nông, lâm nghiệp; Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương sớm có văn bản quy định đơn giá đặt hàng về nhiệm vụ công ích để UBND tỉnh Đăk Nông có cơ sở thẩm định tổng nhu cầu vốn khi phê duyệt Đề án sáp xếp, đổi mới các công ty nông lâm nghiệp… Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương kết quả đạt được của các bộ, địa phương, doanh nghiệp trong việc thực hiện sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu DNNN thời gian qua. Để DNNN hoạt động hiệu quả, đồng chí yêu cầu các bộ, ngành Trung ương và các địa phương cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, nhất là trong xác định mục tiêu, cách làm cụ thể; tạo động lực mạnh mẽ và môi trường, điều kiện thuận lợi; xác định số lượng DNNN giảm nhưng phải có quy mô, lĩnh vực hoạt động quan trọng, có vai trò chi phối để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và bảo toàn, phát triển nguồn vốn nhà nước. Bên cạnh đó, cần lành mạnh hóa hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết tốt các vướng mắc, rào cản ảnh hưởng đến hoạt động cổ phần hóa; giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương; bám sát lộ trình để triển khai thực hiện; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN cùng một số nội dung quan trọng khác.
|