BẢN CAM KẾT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ ĐẦU TƯ
Do ảnh hưởng của mưa lớn, chiều ngày 01/10/2020 đến 16h00 ngày 02/10/2020 trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa vừa và mưa to, lượng mưa đo được từ 19h00 ngày 01/10/2020 đến 16h00 ngày 02/10/2020 tại một số khu vực trên địa bàn huyện Krông Nô: xã Nam Xuân: 145.6mm, Nâm N'Đir: 117.2mm, thị trấn Đắk Mâm: 122.8mm; Buôn Choah: 83.2mm; địa bàn huyện Đắk Mil: xã Đắk R'La 70.6mm, Đắk N'Drót 38.2mm; địa bàn huyện Đắk Song: xã Đắk Hòa 75.8mm, Thuận Hạnh 27mm,... Trên địa bàn huyện Krông Nô đã xảy ra tình trạng sạt lở đất tại nhiều tuyến đường giao thông và ngập úng cục bộ làm ảnh hưởng đến nhà cửa và hoa màu của người dân.
Nhận định thời gian tới nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to và có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ cao. Để chủ động ứng phó với tình huống thiên tai có thể xảy ra; UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chủ động ứng phó với tình huống thiên tai; theo đó:
UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ đập hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh: Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1118/UBND-KTN ngày 13/3/2020 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020; Công văn số 4029/UBND-KTN ngày 07/8/2020 về việc rà soát, chủ động phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai; Công văn số 2865/UBND-KTN ngày 11/6/2020 về việc tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ thủy lợi năm 2020.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, vùng ngập sâu khi mưa lớn. Sẵn sàng các phương án ứng phó khi có thiên tai, chủ động bố trí lực lượng xung kích, vật tư, phương tiện tại chỗ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân và tổ chức khắc phục hậu quả được nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo về tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và UBND tỉnh theo quy định.
Giao Sở Giao thông vận tải: Chủ động huy động vật tư, phương tiện, máy móc và phối hợp với UBND huyện Krông Nô khơi thông các tuyến đường bị ảnh hưởng do sạt lở đất và phân luồng để lưu thông qua lại.
- Cử cán bộ túc trực tại các vị trí đã và đang có nguy cơ sạt lở trên địa bàn huyện Krông Nô để phát hiện kịp thời, có phương án xử lý đảm bảo giao thông.
- Tổ chức cắm các biển cảnh báo tại các vị trí đã và đang có nguy cơ sạt lở để cảnh báo nguy hiểm.
Giao UBND huyện Krông Nô: Chủ động kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất để có các giải pháp kịp thời.
- Chủ động phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan tiến hành khơi thông các tuyến đường bị ảnh hưởng do sạt lở đất trên địa bàn và phân luồng để lưu thông qua lại.
- Hướng dẫn, hỗ trợ người dân chủ động khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra để kịp thời ổn định đời sống và sinh hoạt.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) phối hợp với các Sở, Ban, ngành và các đơn vị có liên quan: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, thường xuyên cập nhật thông tin trên trang Website: kttvdaknong.com.vn; thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân chủ động các biện pháp phòng tránh phù hợp đảm bảo an toàn cho người, tài sản và sản xuất, rà soát các điểm hạ lưu hồ đập có nguy cơ ngập lụt để thông báo kịp thời chủ động ứng phó.
- Tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên tổng hợp báo cáo nhanh tình hình thiệt hại cho UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai để tổng hợp, chỉ đạo. Phân công cán bộ phụ trách địa bàn thường xuyên kiểm tra để chủ động ứng phó các tình huống xảy ra.
- Kiểm tra, xác định cụ thể mức độ thiệt hại; tổng hợp, tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh xử lý, hỗ trợ theo quy định.
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh bố trí lực lượng để hỗ trợ người dân khi có thiên tai xảy ra, khắc phục những thiệt hại do mưa lũ gây ra; giúp các hộ dân dọn dẹp nhà ở, vệ sinh môi trường.
Sở Y tế chuẩn bị đầy đủ thuốc men, vật tư y tế, hóa chất khử trùng… để kịp thời phục vụ người dân tại các vùng bị ngập lũ; không để dịch bệnh bùng phát.
Sở Giáo dục và Đào tạo kịp thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục có phương án đảm bảo an toàn các công trình trường, lớp học; kiểm tra cất giữ, bảo quản toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học để tránh mất mát, hư hỏng khi có mưa lũ xảy ra.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về mưa, lũ, xả lũ các hồ chứa để các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ động phòng chống.
UBND các huyện, thành phố; các chủ hồ, đập thủy lợi, thủy điện và các đơn vị có liên quan tổ chức trực ban, kịp thời nắm bắt thông tin mưa lũ, thiệt hại, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh qua số điện thoại: 02613.546.805; Fax: 02613.544.918 để kịp thời chỉ đạo.
H.M