Xuất bản thông tin

Những kết quả nổi bật dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Nông
Ngày đăng 07/04/2020 | 09:04  | View count: 2975

Tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, từ số báo hôm nay, Báo Đắk Nông mở chuyên mục “Những kết quả nổi bật dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Nông” từ khi thành lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004) đến nay. Mục đích nhằm cung cấp đến bạn đọc những con số, thành quả trong các lĩnh vực, đặc biệt là từ các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh gần đây để thấy được những nỗ lực, cố gắng vượt bậc.

Lãnh đạo phát triển kinh tế của tỉnh trong hai năm 2004-2005

Thực hiện Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI về việc chia tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, từ ngày 1/1/2004, tỉnh Đắk Nông chính thức đi vào hoạt động.

Một góc thành phố Gia Nghĩa. Ảnh tư liệu

Ngày 25/12/2003, Ban Chấp hành Trung ương ra Quyết định số 876-QĐNS/TW thành lập Đảng bộ tỉnh Đắk Nông trực thuộc Trung ương và chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời gồm 44 đồng chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lâm thời gồm 13 đồng chí, đồng chí Phan Tuấn Pha giữ chức Bí thư Tỉnh ủy lâm thời; các đồng chí Nguyễn Văn Thử, YPer Niê Kdăm và Đặng Đức Yến giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy lâm thời.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIII, Tỉnh ủy lâm thời Đắk Nông đề ra Chương trình số" 06-CTr/TU nhằm tiếp tục phát huy thế mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh trong hai năm 2004 - 2005.

Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Đắk Nông bước vào thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Tỉnh ủy trong tình hình đất nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp. Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Tình hình chính trị chưa thực sự ổn định; thời tiết gây hạn hán kéo dài trên diện rộng, chỉ riêng năm 2004 mất trắng 15.000 ha cây trồng gây thiệt hại 165 tỉ đồng; giá vật tư, phân bón, xăng dầu tăng vọt, giá một số mặt hàng nông sản liên tục giảm thấp; hệ thống chính trị của tỉnh mới thành lập vừa phải xây dựng, kiện toàn bộ máy, vừa chỉ đạo, tổ chức điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội còn nhiều vấn đề bất cập.

Với tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu hoàn thành cơ bản những mục tiêu Đại hội đề ra. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, trong hai năm 2004 - 2005 tăng 12,2% (cao hơn mức 11% của Chương trình số 06- CTr/TU); năm 2005 tổng sản phẩm GDP đạt 2.426 tỉ đồng, bình quân đầu người 5,86 triệu đồng (khoảng 371 USD), bằng 61% so với mức bình quân của cả nước.

Năng lực sản xuất nông nghiệp hai năm 2004 - 2005 tăng lên rõ rệt so với hai năm 2001 - 2003, quy mô kinh tế vượt 1,1 lần; thu thập bình quân đầu người tăng 1,6 lần; chuyển dịch cơ cấu kinh tế bình quân hằng năm nhanh gấp 5,6 lần về công nghiệp, 1,7 lần về dịch vụ và giảm 3 lần về nông nghiệp. Các công trình thủy lợi được chú ý đầu tư; công tác khuyến nông, khuyến lâm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng, năng suất nhiều loại cây trồng được nâng lên.

Tổng diện tích gieo trồng tăng 39%, trong đó, cây hằng năm tăng 126%. Sản lượng lương thực năm 2005 đạt 170 nghìn tấn, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2001; trong đó sản lượng thóc tăng gấp 1,6 lần, ngô tăng gấp 3,2 lần. Diện tích cây điều, cao su tăng gấp 2,9 lần; chuyển 13,7 nghìn ha cà phê kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác.

Ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 13,4%. Năm 2004, đàn trâu, bò cả tỉnh đạt 16.700 con (tăng 5,5%), đàn lợn là 109.000 con (tăng 5%). Năm 2005 so với năm 2001, đàn trâu, bò tăng 8,4%, đàn lợn tăng 42,5%, gia cầm tăng hơn 2 lần. Trên địa bàn tỉnh hình thành một số trang trại chăn nuôi có quy mô lớn. Công tác thú y, kiểm dịch động vật được chú trọng, kịp thời dập tắt dịch cúm gia cầm, chữa trị dịch bệnh lở mồm, long móng cho gia súc trên địa bàn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đầu tư còn nhỏ lẻ, manh mún, kém hiệu quả, tỷ trọng rất thấp so với trồng trọt, chưa tương xứng với tiềm năng.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng được chú trọng. Mỗi năm tỉnh trồng mới trên 1.000 ha rừng, chủ yếu là rừng nguyên liệu, khai thác gần 20.000 m3 gỗ tròn. Mặc dù có cố" gắng trong quản lý, bảo vệ rừng, nhưng tài nguyên rừng, môi trường sinh thái bị suy giảm. Tình trạng đốt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn xảy ra. Năm 2004, có 181 ha rừng bị chặt phá và cháy. Chỉ riêng trong 8 tháng đầu năm 2005 đã xảy ra 66 vụ vi phạm lâm luật, 311 ha rừng bị phá. Việc tổ chức quản lý lâm nghiệp còn bất cập; ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức và nhân dân chưa cao.

Thực hiện Chương trình số" 08-CTr/TU ngày 28-7- 2004 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2004 - 2010, công nghiệp, xây dựng tỉnh bước đầu có sự khởi sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 20,1%.

Đến năm 2005, toàn tỉnh có một số" nhà máy chế" biến nông, lâm sản quy mô khá lớn và có khoảng 1.200 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Một số ngành công nghiệp có lợi thế được chú trọng thu hút đầu tư như thủy điện, bôxít. Năm 2004, trên địa bàn tỉnh hình thành Khu công nghiệp Tâm Thắng, cụm công nghiệp Nhân Cơ. Một số" dự án khai thác thủy điện được triển khai xây dựng như các nhà máy thủy điện Dray H'linh II, Buôn Tua Srah và Đồng Nai 3 và 4; tổng số" vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2004 huy động đạt khoảng 800 tỉ đồng. Việc đầu tư chủ yếu cho các công trình giao thông thị xã, trụ sở các cơ quan, Trung tâm hội nghị tỉnh, công trình thủy lợi vừa và nhỏ, sửa chữa trường học và mặt bằng công trình thủy điện Đồng Nai.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng khoảng 58%/năm; trong đó, sản xuất vật liệu xây dựng tăng trưởng bình quân 21%/năm. Riêng 9 tháng đầu năm 2005, giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng 2,5 lần so với năm 2004. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được đổi mới, theo hướng tăng quyền chủ động và đề cao trách nhiệm quản lý chất lượng công trình cho chủ đầu tư.

Thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 28/7/2004 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2004 - 2010, công nghiệp, xây dựng tỉnh bước đầu có sự khởi sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 20,1%.

Đến năm 2005, toàn tỉnh có một số nhà máy chế biến nông, lâm sản quy mô khá lớn và có khoảng 1.200 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Một số ngành công nghiệp có lợi thế được chú trọng thu hút đầu tư như thủy điện, bôxít. Năm 2004, trên địa bàn tỉnh hình thành Khu công nghiệp Tâm Thắng, cụm công nghiệp Nhân Cơ. Một số dự án khai thác thủy điện được triển khai xây dựng như các nhà máy thủy điện Dray H'linh II, Buôn Tua Srah và Đồng Nai 3 và 4; tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2004 huy động đạt khoảng 800 tỉ đồng.

Việc đầu tư chủ yếu cho các công trình giao thông thị xã, trụ sở các cơ quan, Trung tâm hội nghị tỉnh, công trình thủy lợi vừa và nhỏ, sửa chữa trường học và mặt bằng công trình thủy điện Đồng Nai. Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng khoảng 58%/năm; trong đó, sản xuất vật liệu xây dựng tăng trưởng bình quân 21%/năm. Riêng 9 tháng đầu năm 2005, giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng 2,5 lần so với năm 2004. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được đổi mới, theo hướng tăng quyền chủ động và đề cao trách nhiệm quản lý chất lượng công trình cho chủ đầu tư.

Thương mại, dịch vụ có bước phát triển, hiệu quả được nâng lên. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hằng năm khoảng 20%, GDP tăng 20,4%/năm (mục tiêu là 11 - 13%), bước đầu đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng xã hội. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân hằng năm 15,6%. Hoạt động ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thông có bước phát triển, đến cuối năm 2005 có 100% xã, thị trấn có điện thoại, bình quân 3,5 máy/100 dân.

Kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt khoảng 146 triệu USD; riêng hai năm 2004 - 2005 chiếm tới 72%; hàng hóa được bảo đảm về số lượng, chất lượng và chủng loại, nhất là các mặt hàng thiết yếu và vật tư phục vụ sản xuất, sức mua của người dân tăng. Năm 2004 bắt đầu hoạt động nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt hơn 5 triệu USD, nhập khẩu tiểu ngạch tại cửa khẩu Đắk Pơ và Bu Prăng đạt khoảng hơn 200.000 USD.

Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng khu vực công nghiệp trong GDP tăng từ 4,4% năm 2000 lên 11,6% năm 2005 (mục tiêu là 10 - 11%); khu vực dịch vụ tăng từ 10,2% lên 16,7% (mục tiêu là 17 - 18%); khu vực nông nghiệp giảm từ 85,4% xuống còn 71,7% (mục tiêu là 72 - 73%). Cơ cấu nền kinh tế của tỉnh được xác định là nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII được quan tâm chỉ đạo và có kết quả bước đầu; giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm từ 93,6% xuống 92,4%; ngành chăn nuôi tăng từ 4% lên 4,4%; giá trị dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2,4% lên 3,2%.

Cơ cấu tiểu vùng kinh tế hình thành phát triển theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng tiểu vùng. Tiểu vùng phía bắc gồm các huyện Đắk Mil, Cư Jút và Krông Nô được khai thác thế mạnh nông nghiệp (cây lúa nước, cây công nghiệp dài ngày), công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch. Tiểu vùng phía nam gồm các huyện Đắk Song, Đắk R'lấp, Đắk G'long phát huy lợi thế thủy điện, khai khoáng, du lịch và từng bước trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Cơ cấu thành phần kinh tế bao gồm: Khu vực kinh tế nhà nước chiếm 10,1% GDP; các doanh nghiệp nhà nước từng bước được đổi mới, sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Kinh tế" dân doanh chiếm 89,6% GDP, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế" - xã hội của tỉnh, nhất là giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới chiếm 0,3% GDP, nhưng đóng góp trên 70% kim ngạch xuất khẩu; trong các ngành kinh tế" đều diễn ra sự đan xen nhiều loại hình sở hữu.

Lãnh đạo kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2005-2010

Để tạo ra bước chuyển mạnh mẽ cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IX đề ra, Tỉnh ủy xác định cần phải có chiến lược phát triển nhanh, toàn diện và mang tính bền vững. Từ quan điểm đó, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành của tỉnh nghiên cứu tình hình cụ thể, đặc điểm và thực trạng kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh để từ đó đề xuất các phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh trong tình hình mới.

Về sản xuất nông nghiệp, vì là một trong những ngành có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, đóng góp gần 60% tổng sản phẩm (GDP) toàn tỉnh nên công tác thủy lợi được Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm. Để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX là "đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" cần thiết phải xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển thủy lợi nhỏ để xây dựng và đổi mới căn bản công tác thủy lợi về hạ tầng cơ sở kỹ thuật, cơ chế chính sách và tổ chức quản lý, nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản, bền vững trong sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ bức thiết.

Ngày 30/5/2006, Tỉnh ủy Đắk Nông đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển thủy lợi nhỏ giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020. Tỉnh ủy nêu rõ mục tiêu phát triển thủy lợi giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 là tạo ra hệ thống hạ tầng kỹ thuật thủy lợi đồng bộ, góp phần tạo sự chuyển biến nhanh và bền vững trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; phấn đấu đáp ứng nhu cầu cần tưới trên 60% vào năm 2010 và trên 80% vào năm 2020; bảo đảm tổng nhu cầu vốn xây lắp công trình trong giai đoạn 2006 - 2010 khoảng trên 2.400 tỉ đồng; từng bước thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn một cách bền vững, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.

Cùng với việc quan tâm đến công tác thủy lợi, Đảng bộ và chính quyền các cấp của tỉnh Đắk Nông ngay từ khi được thành lập đã đánh giá đúng vị trí, vai trò quan trọng của hệ thống khuyến nông nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trên cơ sở khảo sát và đánh giá đúng thực tiễn nông nghiệp, ngày 24/7/2006, Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về phát triển khuyến nông, khuyến ngư giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Nghị quyết đề ra 5 phương hướng cơ bản phát triển hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ IX, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, khẳng định chủ trương, quan điểm, cũng như những giải pháp được Đảng bộ đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ đối với lĩnh vực nông nghiệp là hoàn toàn đúng hướng. Đến năm 2010, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, quy mô, năng lực sản xuất tăng lên rõ rệt, giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm là 7,5%.

Công tác khuyến nông, khuyến lâm, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng, năng suất của nhiều loại cây trồng được nâng lên; đã hình thành một số mô hình sản xuất trang trại nông, lâm kết hợp và phát triển một số cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao như: khoai lang Nhật Bản, chanh dây, hoa, cây ăn quả... Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 đạt 252 ngàn ha, trong đó diện tích cây cao su đạt 20,9 ngàn ha, cà phê đạt 78 ngàn ha, tiêu đạt 6,7 ngàn ha. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được chú trọng, mỗi năm trồng mới 2.000 ha rừng, chủ yếu là rừng nguyên liệu.

Mục tiêu cơ bản phát triển công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2005 - 2010 được thể hiện trong các mục tiêu phát triển kinh tế tổng thể mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ IX đã đề ra là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 15% trở lên, trong đó công nghiệp tăng trên 45%; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp chiếm 48,6%, nông nghiệp chiếm 28,9%, dịch vụ chiếm 22,5%; đến sau năm 2015, cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Quy mô nền kinh tế năm 2010 gấp 2 lần so với năm 2005. Phát triển hạ tầng cơ sở đến năm 2010 phải bảo đảm giao thông nhựa hóa 100% đường tỉnh, 60% đường huyện, 50% bon, buôn có từ 1 đến 2 km đường nhựa, 100% buôn, thôn có điện lưới quốc gia, 90% số hộ được dùng điện...

Nhận thức được yêu cầu của thực tiễn, ngay trong thời gian đầu của nhiệm kỳ, Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã xác định rõ quan điểm trong lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp của tỉnh, vùng, khu vực và của cả nước, khai thác triệt để những tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh, tập trung vào các ngành khai thác như khoáng sản, thủy điện, chế biến nông, lâm sản... xây dựng các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ đi đôi với nâng cao hàm lượng công nghệ trong giá trị sản phẩm hàng hóa; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải gắn với quốc phòng - an ninh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Quan điểm này được thể hiện trong Nghị quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 23/10/2006 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, Tỉnh ủy xác định đến trước năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh phải đạt được là: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, đồng thời phấn đấu đến trước năm 2020, tỉnh Đắk Nông cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, sản xuất công nghiệp - xây dựng của tỉnh đã từng bước ổn định và phát triển cao. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm trên 39%, năm 2010 đạt 1.305 tỉ đồng, tăng hơn 5,2 lần so với năm 2005; đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 1.787 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động. Hệ thống lưới điện được quan tâm đầu tư; cơ bản các thôn, buôn, bon đều có điện lưới quốc gia và 90% số hộ được sử dụng điện. Khu công nghiệp Tâm Thắng và các cụm công nghiệp Đắk Ha, Nhân Cơ... tiếp tục được đầu tư xây dựng. Giá trị sản xuất ngành xây dựng (2005 - 2010) tăng bình quân 42%/năm. Công tác quản lý đầu tư xây dựng được phân cấp cho các ngành, sở, huyện, thị xã.

Mục tiêu cơ bản phát triển công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2005 - 2010 được thể hiện trong các mục tiêu phát triển kinh tế tổng thể mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ IX đã đề ra là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 15% trở lên, trong đó công nghiệp tăng trên 45%; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Công nghiệp chiếm 48,6%, nông nghiệp chiếm 28,9%, dịch vụ chiếm 22,5%; đến sau năm 2015, cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Quy mô nền kinh tế năm 2010 gấp 2 lần so với năm 2005. Phát triển hạ tầng cơ sở đến năm 2010 phải bảo đảm giao thông nhựa hóa 100% đường tỉnh, 60% đường huyện, 50% bon, buôn có từ 1 đến 2 km đường nhựa, 100% buôn, thôn có điện lưới quốc gia, 90% số hộ được dùng điện...

Ngay trong thời gian đầu của nhiệm kỳ, Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã xác định rõ quan điểm trong lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp của tỉnh, vùng, khu vực và của cả nước, khai thác triệt để những tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh, tập trung vào các ngành khai thác như khoáng sản, thủy điện, chế biến nông, lâm sản... xây dựng các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ đi đôi với nâng cao hàm lượng công nghệ trong giá trị sản phẩm hàng hóa; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải gắn với quốc phòng - an ninh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

Quan điểm này được thể hiện trong Nghị quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 23/10/2006 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, Tỉnh ủy xác định đến trước năm 2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh phải đạt được là: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, đồng thời phấn đấu đến trước năm 2020, tỉnh Đắk Nông cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp.

Để triển khai Nghị quyết, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Công thương, Sở Xây dựng và nhiều sở, ngành trong tỉnh quán triệt các quan điểm chỉ đạo, phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên phải thực hiện là hoàn thiện đề án quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đồng thời, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật và kêu gọi đầu tư lấp đầy Khu công nghiệp Tâm Thắng, cụm công nghiệp Nhân Cơ, Đắk Ha, từng bước hoàn thiện quy hoạch các cụm công nghiệp Thuận An, huyện Đắk Mil và thị xã Gia Nghĩa...

Trong giai đoạn 2006 - 2010, sản xuất công nghiệp - xây dựng của tỉnh đã từng bước ổn định và phát triển cao. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm trên 39%, năm 2010 đạt 1.305 tỉ đồng, tăng hơn 5,2 lần so với năm 2005; đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 1.787 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoạt động. Hệ thống lưới điện được quan tâm đầu tư; cơ bản các thôn, buôn, bon đều có điện lưới quốc gia và 90% số hộ được sử dụng điện. Khu công nghiệp Tâm Thắng và các cụm công nghiệp Đắk Ha, Nhân Cơ... tiếp tục được đầu tư xây dựng. Giá trị sản xuất ngành xây dựng (2005 - 2010) tăng bình quân 42%/năm. Công tác quản lý đầu tư xây dựng được phân cấp cho các ngành, sở, huyện, thị xã.

Đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế" - xã hội của tỉnh, ngày 23/10/2006, Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Nghị quyết khẳng định: Đầu tư khai thác tiềm năng du lịch là đầu tư hiệu quả trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, thu hồi vôn nhanh và tỷ lệ lợi nhuận cao hơn rất nhiều ngành kinh tế khác. Vì vậy, phương hướng phát triển du lịch của địa phương trong giai đoạn 2006 - 2010 được xác định: Phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh, nhất là du lịch sinh thái và văn hóa; tích cực đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất và hạ tầng cho ngành du lịch; khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh du lịch nhằm khai thác triệt để mọi khả năng về vốn, kỹ thuật, tri thức, lao động và tài nguyên du lịch; đa dạng hóa và hoàn thiện sản phẩm du lịch của địa phương tạo sự hấp dẫn đặc thù thu hút du khách trong và ngoài nước.

Để thực hiện phương hướng nêu trên, xuất phát từ thực trạng phát triển du lịch của tỉnh, Nghị quyết số 99-NQ/TU của Tỉnh ủy đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó, phấn đấu đến năm 2015, GDP ngành du lịch chiếm 3% trong giá trị tổng sản phẩm của tỉnh, góp phần thực hiện cơ cấu kinh tế" của tỉnh là: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đề ra. Đến năm 2020, GDP của ngành du lịch chiếm trên 5% trong giá trị tổng sản phẩm của tỉnh, tăng trên 5 lần so với năm 2010.

Trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã cùng với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo ngành du lịch của tỉnh cũng như các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương có tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch khảo sát, xây dựng quy hoạch và xác lập các đề án nhằm đưa du lịch của tỉnh trở thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Đắk Nông.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch của tỉnh đã có bước phát triển khá. Giá trị dịch vụ tăng bình quân hằng năm là 17,5%. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn, vận tải, bưu chính viễn thông phát triển nhanh, chất lượng phục vụ từng bước được nâng lên. Hạ tầng cơ sở các điểm, tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hóa bước đầu được chú trọng đầu tư. Đến năm 2010, có 100% xã, thị trấn có điện thoại, bình quân điện thoại cố định và di động trả sau đạt 20 máy/200 dân, có 8 ngàn thuê bao internet.

Trên địa bàn tỉnh có 5 ngân hàng thương mại và 1 tổ chức tín dụng hoạt động. Nguồn vốn huy động tại chỗ cho đầu tư phát triển tăng cao, bình quân hằng năm là 36,2%; tổng dư nợ cho vay tăng bình quân hằng năm là 47,5%. Gói kích cầu của Chính phủ được tổ chức thực hiện tốt, có tác động tích cực trong việc chống suy giảm kinh tế, duy trì được tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư xã hội năm 2010 đạt 80,29% GDP của tỉnh, đây là mức đầu tư khá cao so với mức đầu tư của một số" tỉnh có cùng điều kiện với tỉnh Đắk Nông.

Theo Báo Đắk Nông điện tử