Thông tin đối ngoại

Triển khai thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Ngày đăng 16/07/2021 | 14:23  | View count: 62065

Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025". Theo đó, giao tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2021-2025 trồng 10,79 triệu cây xanh; căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh, căn cứ quỹ đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển rừng tại các địa phương, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025 (Kế hoạch số 464/KH-UBND ngày 14/7/2021)

Theo đó, giai đoạn 2021-2025 hoàn thành trồng 11 triệu cây xanh phù hợp với điều kiện sinh thái, quy hoạch và quỹ đất hiện có của từng địa phương trong đó: 3 triệu cây phân tán và 8 triệu cây trồng rừng tập trung, tương đương với tổng diện tích quy đổi 8.000 ha; cụ thể:

1. Trồng cây xanh phân tán (Khu vực đô thị và nông thôn)  

Số lượng thực hiện 3 triệu cây, trung bình mỗi năm trồng 600 nghìn cây, tương đương với tổng diện tích quy đổi 600 ha/năm.

Loài cây trồng: Chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái của từng khu vực cụ thể; ưu tiên trồng cây bản địa, các loài cây thân gỗ, cây đa mục đích có giá trị bảo vệ môi trường, tác dụng phòng hộ cao và một số loài cây có hoa phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để góp phần phát triển du lịch của địa phương.

Địa điểm trồng:

- Khu vực đô thị, khu dân cư tập trung: Trồng trên đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình tín ngưỡng, nhà ở và các công trình công cộng khác ...

Chỉ tiêu kế hoạch của các địa phương cụ thể như sau:

- Khu vực nông thôn: Trồng trên đất vườn nhà, hành lang giao thông, ven sông, kênh mương, bờ vùng, bờ thửa, nương rẫy; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu văn hóa lịch sử, tôn giáo và các công trình công cộng khác; kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp và đất trống rải rác; các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đất bị suy thoái, bãi thải khai thác khoáng sản và đất chưa sử dụng khác.

Chỉ tiêu kế hoạch của các địa phương cụ thể như sau:

2. Trồng rừng tập trung

Số lượng: 8 triệu cây (bình quân 1.600 cây/ha), tương đương với tổng diện tích quy đổi 5.000 ha. Trung bình mỗi năm trồng 1,6 triệu cây, tương đương với tổng diện tích quy đổi 1.000 ha/năm.

Loài cây trồng:

- Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng: Theo quy định tại Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh.

- Đối với rừng sản xuất: Tập trung trồng các loài cây có năng suất, chất lượng cao, khuyến khích sử dụng các giống cây sản xuất bằng mô, hom; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi có điều kiện thích hợp.

Địa điểm trồng:

- Đối với rừng phòng hộ: Diện tích đất chưa có rừng thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư gồm: Đất trống, đất có thực bì là cỏ tranh, lau lách.

- Đối với rừng đặc dụng: Diện tích đất chưa có rừng thuộc vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt), khu bảo vệ cảnh quan: Đất trống, đất có thực bì là cỏ thưa, lau lách.

- Đối với đất rừng sản xuất: Đất chưa có rừng là đất trống hoặc đất có thực bì là cỏ tranh, lau lách.

Chỉ tiêu kế hoạch của các địa phương cụ thể như sau:

H.M