THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu là đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, áp dụng các quy trình sản xuất, chế biến tiên tiến, kiểm soát tốt các nguy cơ gây mất ATTP nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tác động trên các đối tượng là các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, thực phẩm có nguy cơ cao trong lĩnh vực vệ sinh ATTP, như: Lĩnh vực trồng trọt Cà phê, tiêu, nhóm cây ăn quả, lúa, khoai lang và rau củ quả; Chăn nuôi Bò, lợn, gà thịt, gà đẻ trứng, vịt thịt, vịt đẻ trứng và nuôi trồng thủy sản.
Chỉ tiêu cần đạt được của đề án này:
Đến năm 2020, sản phẩm nông sản hàng hóa cho đối tượng của Đề án sản xuất theo quy chuẩn, có thể truy xuất nguồn gốc, bình quân đạt 45 - 50% lĩnh vực trồng trọt; đạt 50 - 60% chăn nuôi có quy mô trang trại theo hướng công nghiệp, trong đó trên 70% sản phẩm từ thịt được giết mổ tạỉ các cơ sở giết mổ tập trung có kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm; 50% số lồng cá nuôi đạt tiêu chí ứng dụng công nghệ cao.
Định hướng đến năm 2030, sản phẩm nông sản hàng hóa cho đối tượng của Đề án sản xuất theo quy chuẩn, có thể truy xuất nguồn gốc đạt 80 - 90% lĩnh vực trồng trọt; 70 - 80% lĩnh vực chăn nuôi có quy mô trang trại theo hướng công nghiệp, trong đó trên 80% sản phẩm từ thịt được giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trang theo quy trình hiện đại có kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm; 80% số lồng cá nuôi đạt tiêu chí ứng đụng công nghệ cao.
Theo đó, nội dung đề án gồm: Định hướng các loại sản phẩm phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm; Chương trình hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị cho đội ngũ lao động chủ thể sản xuất (chủ doanh nghiệp, trang trại, ...), đội ngũ chuyên môn, quản lý; Chương trình thăm quan học tập kinh nghiệm, xây dựng mô hình/dự án điểm trong sản xuất nông nghiệp; Chương trình tổ chức, tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước
Để triển khai thực hiện Đề án này rộng rãi đến các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao cần có các giải pháp cụ thể như:
Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nhóm giải pháp về rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch, cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu trong tinh hình mới.
Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sàn xuất nông nghiệp sạch.
Nhóm giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư từ nhiều thành phần kinh tê trong xã hội và quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư.
Nhóm giải pháp về gia tăng hiệu quả của hoạt động khuyến nông, nghiên cửu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ.
Nhóm giải pháp đào tạo nông dân và lao động nông thôn theo hướng chuyên nghiệp.
Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, găn sản xuất với tiêu thụ một cách bền vững.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2030 nêu trên theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thẩm định Đề án.
Huy Hoàng