DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Theo kế hoạch, trong các ngày từ 14-16/1, Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I năm 2018 sẽ chính thức diễn ra tại thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông). Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho lễ hội đã cơ bản hoàn tất và sẵn sàng khai hội.
Dọc các tuyến đường thị xã Gia Nghĩa đều treo băng rôn, thông tin về lễ hội |
Theo đó, Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I có sự tham dự của 17 tỉnh, thành trong cả nước: Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, An Giang, Ninh Thuận, Bình Phước, Cà Mau và 3 nước bạn Lào, Campuchia, Indonesia… Lễ hội thu hút hơn 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, vận động viên quần chúng là đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia.
Điểm nhấn của lễ hội chính là đêm khai mạc với chủ đề "Văn hóa thổ cẩm-Tinh hoa hội tụ" sẽ tái hiện quá trình hình thành, phát triển, ý nghĩa của văn hóa thổ cẩm đối với đời sống của đồng bào các dân tộc. Chương trình chia làm 3 chương: "Cao nguyên M'nông huyền thoại", "Dòng chảy hoa văn", "Văn hóa Đắk Nông thăng hoa cùng sự nghiệp phát triển và đổi mới của đất nước". Cùng với chiêm nghiệm lại hành trình của thổ cẩm Việt Nam thì người dân, du khách còn có dịp thưởng thức giọng ca của những ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam như Hồ Ngọc Hà, Đăng Dương, Trọng Tấn, Tạ Minh Tâm, Y Garia… cùng các ban nhạc, nhóm nhảy nổi tiếng khác.
Nghệ nhân tỉnh Đắk Nông chuẩn bị cây nêu cho lễ hội |
Theo đại diện Công ty TNHH Đông Nam Media - đơn vị được tỉnh giao tổ chức sự kiện thì hiện tại công ty đang gấp rút chuẩn bị các khâu cuối cùng để có thể mang đến cho người dân Đắk Nông và du khách những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại lễ hội.
Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I năm 2018 tại tỉnh Đắk Nông là một sự kiện lớn, có ý nghĩa quan trọng, là cầu nối để các nghệ nhân, diễn viên, người dân gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhất là văn hóa thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Do đó, để người dân và du khách dễ dàng nắm bắt thông tin về sự kiện, công tác truyền thông cũng được triển khai dưới nhiều hình thức như tổ chức họp báo tại Đắk Nông, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Chị em bon Jăng Plây 3, xã Trường Xuân (Đắk Song) nỗ lực học nghề, góp phần tạo nên sức sống cho thổ cẩm M'nông. Ảnh: Thanh Nga |
Riêng Công ty TNHH Đông Nam Media cũng đã thiết kế trang web tuyên truyền về sự kiện trọng đại này. Hiện nay, trên các trục đường chính của thị xã Gia Nghĩa cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh đều treo băng rôn, cờ phướn nhằm cung cấp thông tin về lễ hội, tạo nên không khí phấn khởi, náo nức cho người dân trước một mùa lễ hội lớn.
Riêng về phía tỉnh Đắk Nông cũng sắp xếp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đoàn, du khách về tham dự lễ hội. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 60/KH-UBND phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thực hiện theo từng chương trình của lễ hội. Hiện tại, các địa phương trong tỉnh đang hoàn tất những khâu cuối cùng, hàng trăm nghệ nhân cũng đã sẵn sàng cho một lễ hội lớn của các dân tộc Việt Nam.
Ông Nguyễn Khương, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đắk R'lấp cho biết: "Các nghệ nhân đại diện cho huyện tham gia Lễ hội Văn hóa thổ cẩm đều rất phấn khởi và tự hào khi đem văn hóa truyền thống của dân tộc mình giới thiệu với các dân tộc anh em khác. Ai cũng háo hức tập luyện và dệt những tấm thổ cẩm đẹp, ưng ý nhất để có thể mang đến trưng bày tại lễ hội. Các khâu hậu cần phục vụ nghệ nhân cũng được chúng tôi chuẩn bị xong, chỉ chờ đến ngày tham dự".
Cùng với các nghi thức lễ khai mạc, bế mạc, lễ hội bao gồm các hoạt động chính như: Triển lãm không gian văn hóa thổ cẩm, không gian văn hóa ẩm thực, không gian thực nghiệm văn hóa thổ cẩm, lễ hội đường phố, phục dựng nghi lễ truyền thống, trình diễn thời trang thổ cẩm, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, hội thảo văn hóa thổ cẩm các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Đắk Nông... đã được các tỉnh, thành chuẩn bị chu đáo. |
Theo Đắk Nông Online