Kết quả tiếp công dân hàng tháng
Nhằm cụ thể hóa nội dung chỉ đạo của Trung ương, đồng thời tích hợp với nội dung các đề án, chương trình, dự án của tỉnh về sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, ngày 21/9/2022, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2030.
Mục tiêu của kế hoạch được chia thành 02 giai đoạn thực hiện, cụ thể:
Giai đoạn 2022 – 2025:
- Diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt - GAP (như VietGAP hoặc tương đương) tăng 10%/năm tương ứng mỗi loại.
- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm và thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và 50% trở lên số cơ sở/hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thực hiện ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm.
- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm.
- Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu (làm sẵn, ăn liền) tăng 5%/năm.
- 100% các cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh nông, lâm và thủy sản được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn thực phẩm của Việt Nam và thị trường nhập khẩu.
- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm và thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm.
- 8/8 huyện, thành phố Gia Nghĩa (100%) kiện toàn tổ chức và thực hiện quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp.
- 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
Giai đoạn 2026 – 2030:
- Diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt - GAP (như VietGAP hoặc tương đương) tăng 15%/năm tương ứng mỗi loại.
- Duy trì 100% cơ sản xuất, kinh doanh nông, lâm và thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và 100% cơ sở/hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thực hiện ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm.
- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 15%/năm
- Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu (làm sẵn, ăn liền) tăng 10%/năm.
- 100% các cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh nông, lâm và thủy sản được tuyên truyền, phổ biến, cập nhật các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn thực phẩm của Việt Nam và thị trường nhập khẩu.
- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm.
- Duy trì 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
Các giải pháp thực hiện kế hoạch, cụ thể như sau:
- Tăng cường thông tin, truyền thông kịp thời, chính xác về chất lượng, an toàn thực phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao uy tín nông sản của tỉnh.
- Giải pháp về phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
- Giải pháp phát triển chế biến nông, lâm và thủy sản.
- Giải pháp nâng cao công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý về an toàn thực phẩm.
- Thực hiện lồng ghép nhiệm vụ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn vào các kế hoạch, đề án, chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới 2021-2025, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Phối hợp, huy động các nguồn lực nhà nước và xã hội trong đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản.
- Đổi mới công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, khoa học quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm và thủy sản.
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.
Các nhiệm vụ ưu tiên thực hiện: Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu chất lượng, an toàn thực phẩm và hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý, sản xuất, kinh doanh nông, lâm và thủy sản về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn áp dụng tiêu chuẩn sản xuất bền vững; số hóa vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở sơ chế, chế biến, bán buôn, bán lẻ nông, lâm và thủy sản. Nâng cao hiệu quả chương trình giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm và thủy sản.
Xem chi tiết tại đây.
Thảo Diệp
Thông tin từ các sở, Ban, ngành
- Sở Nội vụ
- Sở Ngoại vụ
- Sở Tài Chính
- Sở Y tế
- Sở Tư pháp
- Sở Công thương
- Sở Xây dựng
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Sở Tài nguyên & Môi trường
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Khoa học & Công nghệ
- Sở Thông tin & Truyền thông
- Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch
- Sở Lao động, Thương binh & Xã hội
- Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
- Thanh tra tỉnh
- Ban dân tộc