Khen thưởng, xử phạt

Đánh giá, phân tích chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và giải pháp năm 2024
Ngày đăng 06/05/2024 | 08:52  | View count: 32

Văn phòng UBND tỉnh ban hành Công văn số 566/VPUBND-HCQT ngày 26/4/2024, báo cáo, đánh giá phân tích các chỉ số thành phần liên quan đến nhiệm vụ của Văn phòng, cụ thể như sau:

1. Tỷ lệ hồ sơ trễ hạn còn để xảy ra nhiều, nhất là TTHC liên quan đến lĩnh vực đất đai tại cấp huyện. Đối với nhiệm vụ này Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã có Công văn số 199/UBND-NC ngày 10/01/2024 về việc triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tuy nhiên tình trạng trễ hạn trong giải quyết TTHC vẫn cao so với quy định.

2. Riêng chỉ số thành phần về "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình" và "Thực hiện thanh toán trực tuyến" điểm số còn thấp so với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên; đối với hồ sơ chứng thực bản sao từ bản chính phát sinh còn thấp.

Nguyên nhân chủ yếu do chất lượng và tính năng Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh còn chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao, chưa có chính sách miễn/giảm phí, lệ phí khi thực hiện thanh toán trực tuyến,...

3. Đối với tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông

- Năm 2023: Tỷ lệ hài lòng chiếm 99,55%, bình thường chiếm 0,45%, không hài lòng 0%;

- Quý I/2024: Hài lòng chiếm 99,8%, bình thường chiếm 0,2%, không hài lòng 0%.

Riêng đối với việc khảo sát tỷ lệ hài lòng của người dân đối với cấp huyện còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống khảo sát chưa trang bị hoặc thường xuyên xảy ra lỗi.

4. Chỉ số "Cải cách thủ tục hành chính"

4.1. Kết quả đạt được

- Năm 2022: Điểm số 86,57/100, xếp hạng 5/5 tỉnh khu vực Tây Nguyên.

- Năm 2023: Điểm số 99,27, xếp hạng 3/5 tỉnh khu vực Tây Nguyên (bằng điểm số với tỉnh Đắk Lắk).

4.2. Đánh giá

Điểm và thứ hạng Chỉ số "Cải cách thủ tục hành chính" năm 2023 tăng so với năm 2022, thấp hơn mức điểm cao nhất 0,66 điểm (tỉnh Hòa Bình đạt 99,93 điểm) và cao hơn mức điểm thấp nhất 19,79 điểm (tỉnh Bạc Liêu đạt 79,48 điểm).

4.3. Phương hướng, giải pháp

- Tiếp tục rà soát, cắt giảm thành phần, thời gian giải quyết TTHC; nâng số lượng, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.

- Nâng cấp tính năng, mức độ an toàn, tiện lợi của Cổng dịch vụ công tỉnh, nhất là chức năng thanh toán trực tuyến.

- Đẩy mạnh ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết TTHC.

5. Chỉ số "Xây dựng và phát triển chính quyền số, chính quyền điện tử"

5.1. Kết quả đạt được

- Chỉ số thành phần "Thiết lập, vận hành hệ thống thông tin giải quyết TTHC":

Điểm số đạt được: 1/1 (cùng hạng với 62 tỉnh, thành phố).

- Chỉ số thành phần "Triển khai số hóa giải quyết TTHC":

Điểm số đạt được: 1/1 (cùng hạng với các tỉnh khu vực Tây Nguyên).

- Chỉ số thành phần "Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình":

Điểm số đạt được: 0,5/0,5 (cùng hạng với các tỉnh khu vực Tây Nguyên).

- Chỉ số thành phần "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình": Điểm số đạt được: 1,15 (xếp hạng 3 các tỉnh khu vực Tây Nguyên), điểm số cao nhất 1,5 (thành phố Hà Nội), điểm số thấp nhất 0,1 (tỉnh Cao Bằng).

- Chỉ số thành phần "Thực hiện thanh toán trực tuyến":

Điểm số đạt được 0,64 (xếp hạng 4 các tỉnh khu vực Tây Nguyên), điểm số cao nhất 1,5 (thành phố Hà Nội), điểm số thấp nhất 0,16 (tỉnh Bạc Liêu).

5.2. Đánh giá

3 trong số 5 chỉ số thành phần nêu trên đều đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đạt điểm số và thứ hạng tương đương với hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Riêng chỉ số thành phần về "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình" và "Thực hiện thanh toán trực tuyến" điểm số còn thấp so với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Nguyên nhân chủ yếu do chất lượng và tính năng Cổng dịch vụ công tỉnh còn chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao, chưa có chính sách miễn/giảm phí, lệ phí khi thực hiện thanh toán trực tuyến,...

5.3. Phương hướng, giải pháp

- Tăng cường chỉ đạo, triển khai thực hiện rà soát, ban hành, bãi bỏ, cắt giảm thành phần, thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- Nâng cấp tính năng, mức độ an toàn, tiện lợi của Cổng dịch vụ công tỉnh, nhất là chức năng thanh toán trực tuyến.

- Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, kho lưu trữ,...để phục vụ công tác số hóa và lưu trữ điện tử.

- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện TTHC toàn trình.